- Giá ịn lên từng món trước hết chỉ là con số. Nếu giá bán nhỏ hơn giá trị thụ hưởng, người tiêu dùng mới được lợi. Còn nếu giá bán cao hơn giá trị, coi như đó là khoản mua hớ. Chẳng hạn với hàng điện máy, thông thường khi đã thế chấp để vay ngân hàng thì thời gian lưu kho rất dài. Nếu chất lượng còn lại vẫn ngon, giá lại thấp hẳn so với hàng cùng chủng loại trên thị trường thì mới coi là rẻ.
- Nhưng mục đích của phát mãi là để thu hồi khoản vốn vay thông qua bán hàng thế chấp. Vậy ít có khả năng nhà băng sẽ bán giá thấp?
- Thường là vậy. Để chọn được thứ tốt, người tiêu dùng phải am hiểu hoặc được tư vấn rành rẽ về món hàng trước khi mua. Cả với các bất động sản phát mãi, giá cả chỉ là một phần. Nếu không xem xét kỹ, có thể người mua sẽ rắc rối khi nhà đất được rao bán không đáp ứng đủ điều kiện về quyền mua. Trả tiền xong, người thế chấp căn cứ vào quy định có thể khởi kiện bên mua, sẽ lại oải xì lô. Đồ phát mãi đâu phải khoai, nhưng nếu là khoai cũng chưa chắc bở!