Nghiên cứu cho rằng “thảm họa nhân tạo” và khí hậu nguy hiểm hơn rất nhiều lần so với suy nghĩ của loài người. “Quy mô của mối đe dọa đối với sinh quyển và tất cả các dạng sống của nó là rất lớn đến nỗi mọi người vẫn không thể nhận thức được toàn bộ chiều sâu của các vấn đề hiện tại, kể cả các chuyên gia nắm giữ nhiều thông tin”, Giáo sư Corey Bradshaw của Đại học Flinders (Australia) nhấn mạnh.
Nguyên nhân của tình trạng này, theo ý kiến các chuyên gia, là do sự suy thoái đất khi dân số tiếp tục tăng; sự gia tăng sản xuất các hợp chất tổng hợp và nhựa dùng một lần nguy hại, khiến Trái đất ngày càng bị “đầu độc” nặng hơn. Nhóm nghiên cứu dự đoán với tình trạng môi trường sống suy thoái đến mức báo động, khoảng 20% tổng số loài hiện có trên Trái đất sẽ bị đe dọa tuyệt chủng trong vài thế kỷ tới.
Câu hỏi được quan tâm hiện nay là môi trường sống bị tàn phá này có thể được cải thiện? Theo các nhà nghiên cứu, câu trả lời là có thể và việc loại bỏ ý tưởng tăng trưởng kinh tế liên tục; đánh giá đúng các yếu tố môi trường bên ngoài; giảm thiểu tối đa sử dụng nhiên liệu hóa thạch…, là những cách có thể giải quyết vấn đề. Còn nếu không hành động ngay, Trái đất sẽ phải đối mặt với “một tương lai khủng khiếp của sự tuyệt chủng hàng loạt, sự suy giảm sức khỏe nói chung và những cú sốc khác do biến đổi khí hậu gây ra”.
Các tin, bài viết khác
-
Phát hiện sóng vô tuyến bí ẩn
-
Iran xin gia nhập nhóm BRICS
-
Algeria phát hiện mỏ khí đốt lớn
-
Ít nhất 46 người nhập cư thiệt mạng trong xe đầu kéo tại Mỹ
-
Doanh nghiệp Nga chuyển hướng sang UAE
-
Cá robot thu thập vi nhựa
-
Indonesia cấp dầu ăn giá ưu đãi cho người dân
-
Pháp cân nhắc mở lại nhà máy điện than
-
Australia hỗ trợ người dân Afghanistan
-
G7 lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu