Kỷ nguyên vàng bị tước mất

Giai đoạn từ năm 1960 đến đầu những năm 1970 được gọi là kỷ nguyên vàng của điện ảnh Campuchia, vì rất nhiều phim trong số hơn 400 phim mà đất nước Chùa tháp sản xuất đã vượt ra khỏi biên giới, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng nhiều nước Đông Nam Á cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó lại bị thất lạc dưới chế độ tàn ác của Khmer Đỏ.
Kỷ nguyên vàng bị tước mất

Giai đoạn từ năm 1960 đến đầu những năm 1970 được gọi là kỷ nguyên vàng của điện ảnh Campuchia, vì rất nhiều phim trong số hơn 400 phim mà đất nước Chùa tháp sản xuất đã vượt ra khỏi biên giới, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng nhiều nước Đông Nam Á cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó lại bị thất lạc dưới chế độ tàn ác của Khmer Đỏ.

Phim Puos Keng Kang thành công ở nhiều nước Đông Nam Á.

Phim Puos Keng Kang thành công ở nhiều nước Đông Nam Á.

Tất cả những nhà làm phim Campuchia trong những năm tháng gian khổ đó đều tự mày mò học hỏi. Công thức thành công của họ là chất mộc mạc, những chuyện ly kỳ trong dân gian cộng với tinh thần cống hiến nghệ thuật nghiêm túc đã cho ra đời những bộ phim dù chỉ chiếu trong những rạp với sàn nhà vương mùi đất và màn chiếu thô sơ nhưng vẫn cuốn hút mọi người đổ xô đến xem.

Hậu quả của việc Khmer Đỏ tấn công thủ đô năm 1975 là chỉ còn khoảng 30 bộ phim trong hơn 400 phim còn được giữ lại đến nay. Sự kiện này được xem như một trong những tổn thất lớn nhất của lịch sử điện ảnh Đông Nam Á.

Ông Tea Lim Koun, một trong những người ra đi trên chuyến tàu cuối cùng rời Phnom Penh, bồi hồi nhớ lại: “Khmer Đỏ lúc đó buộc các rạp chiếu phim phải đóng cửa, nếu không nơi ấy sẽ bị đánh bom. Trí thức, nhà văn, diễn viên và nghệ sĩ nằm trong “danh sách ưu tiên” mà quân Khmer Đỏ sát hại”.

Ông Tea là đạo diễn của bộ phim nổi tiếng nhất Campuchia là Puos Keng Kang (1970). Sau nhiều thập kỷ lánh nạn ở Montreal, ông Tea đã xúc động và tự hào khi thấy đứa con tinh thần lần đầu tiên sau gần 40 năm đóng máy được công chiếu trước công chúng quốc tế tại Liên hoan phim Quốc tế Berlin.

Tham dự liên hoan phim còn có một số đạo diễn và diễn viên nổi tiếng trong giai đoạn lịch sử điện ảnh hào hùng nhưng bi tráng của Campuchia. Hầu hết họ đều đã có mái đầu bạc phơ. Họ nhận định việc “khai quật” những bộ phim Khmer nổi tiếng ngày xưa không phải để tiếc thương về quá khứ mà muốn truyền cảm hứng cho những nhà làm phim trẻ, xem đó như một phương tiện nhìn vào quá khứ để hướng về tương lai, tiếp tục sản xuất ra những bộ phim thu hút cả công chúng ngoài biên giới.

Đối với các nhà nghiên cứu lịch sử điện ảnh, câu chuyện về những bộ phim cổ điển Campuchia là một mối liên kết bị mất trong quá khứ ASEAN khi tìm hiểu dòng chảy văn hóa proto-pop trong sự giao lưu giữa 2 nền văn hóa nguyên thủy của Campuchia và Thái Lan.

Bộ phim Puos Keng Kang kể về một người đàn ông do rắn tinh biến thành đem lòng yêu một cô gái trẻ. Họ kết hôn và sinh ra đứa con gái đầu lòng có mái tóc là những con rắn nhỏ. Bộ phim bị ảnh hưởng một phần bởi chủ nghĩa siêu thực và tình yêu lãng mạn giữa các loài, không chỉ thành công ở Thái Lan mà còn ở Indonesia, Singapore, Việt Nam và Philippines.

Thanh Hải

Tin cùng chuyên mục