Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM chưa được chính thức thông qua

Đại học Quốc gia TPHCM (viết tắt là ĐHQG) dự kiến năm 2018, phương thức tuyển sinh tại ĐHQG sẽ được tăng thêm phần đa dạng, tiếp cận thông lệ quốc tế khi công nhận kết quả các bài thi đánh giá năng lực phổ biến trên thế giới như SAT, A-level trong như điều kiện tuyển sinh.

Đặc biệt,  ĐHQG dự kiến sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực. Kết quả của kỳ thi này được sử dụng như một phương án tuyển sinh vào ĐHQG. Đây là kết quả của “Đề án xây dựng và tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực phục vụ công tác tuyển sinh ĐH-CĐ tại ĐHQG” đã được triển khai từ năm 2016.

Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM chưa được chính thức thông qua ảnh 1 Năm 2017, Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM) thí điểm thi đánh giá năng lực kết hợp với xét tuyển điểm thi TPHT Quốc gia, xét tuyển thẳng để chọn thí sinh
 Khác với cách tiếp cận của kỳ thi THPT quốc gia, kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học ĐH của thí sinh như: năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tư duy logic, năng lực phân tích, tổng hợp giải quyết vấn đề. Các năng lực này được đánh giá thông qua một bài thi tổng hợp gồm 100 câu trắc nghiệm với thời gian làm bài 150 phút. Cấu trúc đề thi ĐGNL như sau:

Nội dung đánh giá

Câu hỏi

Nội dung đề thi

Phần 1:

Đánh giá năng lực ngôn ngữ

A. Trắc nghiệm Tiếng Việt

20

-Đánh giá khả năng dùng từ, khả năng đọc hiểu, khả năng phân tích bài viết.

B. Trắc nghiệm Tiếng Anh

20

-Đánh giá khả năng đọc hiểu tiếng Anh.

Phần 2:

Đánh giá kỹ năng tư duy logic, phân tích số liệu

C. Trắc nghiệm kỹ năng tư duy logic

20

-Suy luận logic, xác định quy luật.

D. Trắc nghiệm kỹ năng phân tích số liệu

10

-Phân tích ý nghĩa, xác định xu hướng, tìm quy luật dựa vào các số liệu cho trước được trình bày dưới dạng bảng số hoặc đồ thị.

Phần 3:

Đánh giákỹ năng giải quyết vấn đề

E. Trắc nghiệm kỹ năng giải quyết vấn đề

30

-Các vấn đề được trình bày dưới dạng bài viếtquanh các chủ đề về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kinh tế, kỹ thuật,… Thí sinh sử dụng dữ kiện cung cấp trong bài viết để trả lờicác câu hỏi liên quan đến vấn đề .

Nội dung bài thi được tích hợp đầy đủ cả về mặt kiến thức và tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản. Do đó sẽ đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề của thí sinh chứ không đánh giá khả năng học thuộc.

Bài thi ĐGNL của ĐHQG được xây dựng theo cùng cách tiếp cận với bài thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa kỳ và bài thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.

Cụ thể, đây đều là các bài thi chuẩn hóa nhằm xét tuyển đầu vào học ĐH. Các bài thi đều nhắm vào việc đánh giá năng lực học ĐH của thí sinh thông quan việc kiểm tra các kỹ năng liên quan đến đọc, hiểu, tư duy, phân tích và giải quyết vấn đề chứ không đơn thuần đánh giá về mặt nhớ kiến thức.

Xét về cấu trúc, bài thi ĐGNL của ĐHQG tích hợp được các kỹ năng về đọc hiểu, phân tích vốn được nhấn mạnh ở bài thi SAT và kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của bài thi TSA.

Với một kế hoạch chuẩn bị và triển khai cẩn trọng và khoa học, trong 2 năm qua ĐHQG đã tập trung xây dựng ngân hàng đề thi với số lượng lớn, chất lượng cao, theo quy trình xây dựng chặt chẽ với đội ngũ các chuyên gia đến từ các đơn vị thành viên của ĐHQG, Sở GD-ĐT TPHCM và các trường THPT.

Tất cả các câu hỏi được đánh giá về độ giá trị, độ tin cậy, độ phân biệt thông qua nhiều vòng phản biện bởi chuyên gia và đánh giá thực tế trên đối tượng học sinh THPT trong và ngoài phạm vi TP HCM.

Kết quả đánh giá thử nghiệm cho thấy sự ủng hộ cao của thí sinh đối với hình thức đánh giá mới, đặc biệt các thí sinh rất thích thú với phần đánh giá về kỹ năng tư duy, logic và giải quyết vấn đề.

Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM chưa được chính thức thông qua ảnh 2 Thí sinh làm bài thi đánh giá năng lực do Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM) tổ chức năm 2016  
Với tiếp cập mang tính toàn diện, phù hợp với xu hướng quốc tế, việc đa dạng hóa phương thức tuyển sinh sẽ giúp tuyển chọn được những thí sinh có đủ năng lực và phù hợp với đặc thù của các chương trình, các ngành đào tạo.
Mỗi đơn vị thành viên của ĐHQG, căn cứ theo bối cảnh của đơn vị mình để xác định phạm vi (ngành, chương trình) và chỉ tiêu tuyển sinh theo từng phương thức. Với một số ngành/chương trình đặc thù như: ngành y, dược, chương trình tiên tiến, chất lượng cao, có thể bổ sung thêm các tiêu chí đánh giá để tuyển được thí sinh phù hợp nhất.

Trao đổi với PV báo SGGP, PGS-TS Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM cho biết: “Hiện nay đề án chưa được chính thức thông qua. Khi đề án được thông qua, ĐHQG sẽ công bố chính thức đến các cơ quan truyền thông để thí sinh nắm rõ”.   

Tin cùng chuyên mục