- Nhìn cho rạch ròi thì sẽ thấy phi lý. Người đầu tiên muốn duy trì học thêm, là cha mẹ của học sinh. Mong muốn phổ biến của họ là con họ không được thua kém, phải xếp hạng cao. Muốn có hạng cao thì phải học nhồi, chớ chỉ học ở trường rồi về nhà thì không an tâm. Một số cha mẹ thì coi lớp học thêm ngoài giờ giống như nơi giữ trẻ, để ngăn con mình tụ tập ngoài luồng hoặc chơi games.
- Thế người thứ hai muốn vẫn có dạy thêm học thêm là ai?
- Đương nhiên đó là không ít thầy cô giáo. Họ bắt học trò học thêm, để có thu nhập cao. Môn nào càng quan trọng, càng dễ có cơ hội dạy thêm. Nói ra thì có thể gây tổn thương, nhưng sự thực là nhiều lớp học thêm có tính chất “bán chữ ngoài giờ giá cao”! Còn chính học trò lại là người ít thích học thêm nhứt.
- Ồ, hóa ra là vậy. Đối tượng tưởng là cần thêm thực ra lại phải bớt. Học trò cần thời gian vui chơi, vận động. Nhưng nếu cha mẹ vẫn cứ muốn con mình trở thành thiên tài, thầy cô vẫn ép học thêm, chỉ học trò là luôn lãnh đủ!
- Thế người thứ hai muốn vẫn có dạy thêm học thêm là ai?
- Đương nhiên đó là không ít thầy cô giáo. Họ bắt học trò học thêm, để có thu nhập cao. Môn nào càng quan trọng, càng dễ có cơ hội dạy thêm. Nói ra thì có thể gây tổn thương, nhưng sự thực là nhiều lớp học thêm có tính chất “bán chữ ngoài giờ giá cao”! Còn chính học trò lại là người ít thích học thêm nhứt.
- Ồ, hóa ra là vậy. Đối tượng tưởng là cần thêm thực ra lại phải bớt. Học trò cần thời gian vui chơi, vận động. Nhưng nếu cha mẹ vẫn cứ muốn con mình trở thành thiên tài, thầy cô vẫn ép học thêm, chỉ học trò là luôn lãnh đủ!