"Lội" hàng ngàn cây số để giải cứu thú rừng

Vườn Quốc gia Pù Mát được xem là lõi của Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An. Để được công nhận và duy trì được sự công nhận của UNESCO, từ lực lượng chức năng, chính quyền cho tới người dân, trong đó, nòng cốt là nhóm bảo vệ rừng chuyên trách và kiểm lâm Vườn Quốc gia Pù Mát phải nỗ lực không ngừng.
Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách lội suối tuần tra bảo vệ rừng
Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách lội suối tuần tra bảo vệ rừng

Clip giải cứu heo rừng

Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, chuyên ngăn chặn, chống săn bắt động vật hoang dã, bảo vệ rừng do Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam phối hợp với Vườn Quốc gia Pù Mát thành lập tháng 6-2018. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam, một nhóm chuyên trách về bảo vệ rừng, chống săn bắt động vật hoang dã được thành lập.

Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách chuẩn bị tuần tra bảo vệ rừng, giải cứu thú rừng

Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách chuẩn bị tuần tra bảo vệ rừng, giải cứu thú rừng

Thành viên lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách đều là những người có sức khỏe tốt, có kỹ năng đi rừng, chấp nhận “cuộc sống nguyên thủy” và đặc biệt là yêu động vật hoang dã, yêu rừng.

Mỗi chuyến “lội” rừng kéo dài ít nhất 7 ngày, có khi từ 10 đến 12 ngày. Mỗi nhóm đi khoảng 6 đến 8 người, gồm lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách và kiểm lâm của Vườn Quốc gia Pù Mát.

Những bước chân lặng lẽ vượt suối, băng rừng

Những bước chân lặng lẽ vượt suối, băng rừng

Ngoài máy định vị, bản đồ, đèn, bật lửa, một số thuốc thông thường, các anh còn phải "cõng" khoảng 17kg nhu yếu phẩm khác.

Trong hành trình “lội” rừng tuần tra, các anh thường xuyên phải đối mặt với muỗi, vắt, ruồi vàng, rắn, rết, thú rừng và những kẻ săn bắn thú rừng.

Tranh thủ lúc nghỉ ngơi, anh em xem lại định vị về tuyến tuần tra

Tranh thủ lúc nghỉ ngơi, anh em xem lại định vị về tuyến tuần tra

Một "bữa cơm vội" trên hành trình tuần tra

Một "bữa cơm vội" trên hành trình tuần tra

Qua đêm giữa rừng

Qua đêm giữa rừng

Đổi lại bao gian nan, vất vả là những thành quả được ghi nhận bằng các con số. Chỉ tính sơ bộ từ khi thành lập đến tháng 10-2019, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách đã “lội” hơn 4.500km rừng, xử lý 213 người vi phạm, phát hiện 4.655 bẫy, 49 súng, 11 kích cá, giải cứu 18 động vật còn sống. Và trong năm 2022, lực lượng đã “lội” hơn 31.000km rừng, phát hiện 156 người vi phạm, 134 lán trại, tịch thu 1.884 công cụ vi phạm (súng, bẫy, kích).

Phát hiện, thu giữ dụng cụ đánh bẫy của những người săn bắt thú rừng

Phát hiện, thu giữ dụng cụ đánh bẫy của những người săn bắt thú rừng

Gỡ bẫy của những người săn bắt thú rừng

Gỡ bẫy của những người săn bắt thú rừng

Phát hiện một cá thể heo rừng mắc bẫy

Phát hiện một cá thể heo rừng mắc bẫy

Giải cứu cá thể voọc bị mắc bẫy

Giải cứu cá thể voọc bị mắc bẫy

Ông Trần Xuân Cường, Giám đốc Vườn Quốc gia Pù Mát chia sẻ, anh em tham gia nhóm bảo vệ rừng chuyên trách phải chịu nhiều gian khổ, thiệt thòi để rừng Pù Mát được bình yên.

Anh em tham gia nhóm bảo vệ rừng chuyên trách phải chịu nhiều gian khổ, thiệt thòi để rừng Pù Mát được bình yên

Anh em tham gia nhóm bảo vệ rừng chuyên trách phải chịu nhiều gian khổ, thiệt thòi để rừng Pù Mát được bình yên

Từ khi đi vào hoạt động, nhóm bảo vệ rừng chuyên trách đã phối hợp với kiểm lâm của vườn hoạt động rất hiệu quả. Tình hình đánh bắt hủy diệt nguồn lợi thủy sinh cơ bản được khống chế, chấm dứt tất cả các điểm nóng khai thác lâm sản và săn bắt động vật hoang dã.

Tin cùng chuyên mục