“Mình thích nó thì ở với nó thôi!”
Chúng tôi đã tìm đến các thôn, gõ cửa từng nhà các cặp “vợ chồng trẻ con” này và chứng kiến cuộc sống của họ đều đang rất gian nan: thất nghiệp, đói nghèo. Trả lời về việc vì sao lập gia đình trước tuổi pháp luật cho phép, các chàng trai, cô gái dân tộc Giẻ và Tà Rẻ đã tảo hôn đều giải thích rất ngắn gọn: “Mình thích nó thì ở với nó thôi!”. Câu trả lời đó phản ánh chân thực tình trạng tảo hôn tại xã Xốp.
Đến làng Đăk Xây (một bản làng cuối xã Xốp, dưới chân núi Ngọc Linh), chúng tôi được Trưởng thôn A Nhíu cho hay: “Đăk Xây có 55 hộ, trong số đó có đến 12 hộ nghèo, 9 hộ cận nghèo, số còn lại cũng thiếu đói trong những ngày giáp hạt. Từ năm 2015 đến nay, làng Đăk Xây có 5 cặp vợ chồng tảo hôn”. Cứ thích nhau là về ở với nhau, nên việc tảo hôn diễn ra thường xuyên. Lần theo những địa chỉ Trưởng thôn A Nhíu cung cấp, chúng tôi tìm đến các cặp vợ chồng tảo hôn ở Đăk Xây. Có một điểm chung là những gia đình này đều không có đất sản xuất, không có nhà ở, mà chỉ sống chung với bố mẹ và các anh chị em. Duy chỉ có vợ chồng A Nư, Y Na và cậu con trai 4 tuổi là được bố mẹ cất cho ngôi nhà tranh, vách nứa. Trong nhà không có gì đáng giá, nên ngôi nhà chẳng cần có cửa. Hàng ngày, Y Na đưa con đi chơi, còn A Nư cứ quanh quẩn trong làng vì không có việc gì để làm.
Chúng tôi đem thực trạng này hỏi ông A Ruổi, Chủ tịch UBND xã Xốp. Ông Ruổi cho biết: “Phần lớn các cháu đều không được học hành đến nơi đến chốn, thiếu hiểu biết về Luật Hôn nhân và Gia đình, nên cứ thích nhau là về sống với nhau. Không đăng ký kết hôn, mà chỉ được sự đồng ý của gia đình hai bên, tổ chức cái lễ nhỏ theo phong tục của người Tà Rẻ là chúng về sống với nhau. Đến khi con lớn, đủ tuổi đăng ký mới đưa nhau ra xã đăng ký kết hôn và làm giấy khai sinh cho con luôn thể. Bởi vậy, chính quyền xã... bó tay trong việc ngăn chặn nạn tảo hôn”. Anh A Lúi, cán bộ tư pháp xã Xốp, cung cấp thêm thông tin: “Từ năm 2014 đến nay, mỗi năm xã Xốp có khoảng 14 - 20 trường hợp tảo hôn, phần lớn là tuổi từ 15 - 17. Chuyện tảo hôn ở đây hàng năm vẫn diễn ra, nhưng chính quyền địa phương không thể ngăn cản vì phần lớn là người trong làng, trong xã nên chúng đến ở với nhau xã đâu biết được”.
Giải pháp nào để ngăn chặn?
Theo anh A Lúi, các tổ chức tư pháp, phụ nữ, địa chính, kế hoạch hóa gia đình, thanh niên, hội nông dân, công an... đều quan tâm phối hợp tuyên truyền về tác hại của việc tảo hôn cho người dân, nhưng vẫn chưa đủ thuyết phục. Hàng quý, hàng năm, các trường hợp đến đăng ký kết hôn đều đủ tuổi, nhưng thực ra họ đã tảo hôn từ mấy năm trước. Cứ như vậy, chuyện tảo hôn ở xã Xốp diễn ra triền miên từ năm này qua năm khác, từ đời này qua đời khác. Điều đáng ngại là sau khi sống với nhau, những đứa trẻ lần lượt ra đời, trong khi đất sản xuất không có, khiến các cặp tảo hôn sống trong cảnh nghèo đói. Hầu hết những gia đình chúng tôi đến thăm, tài sản chẳng có gì ngoài ngôi nhà xập xệ. Nhiều gia đình chỉ có manh chiếu cũ để nằm nghỉ qua đêm. Không có rẫy, không có ruộng, vợ thì chỉ ở nhà bế con, còn chồng tụ tập đánh bài, uống rượu...
Không riêng xã Xốp, tình trạng tảo hôn trong các làng của đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum và cả vùng Tây Nguyên vẫn đang diễn ra. Dù các cấp, các ngành chức năng liên quan ở địa phương ra sức tuyên truyền, nhưng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn cứ cho con cái lập gia đình trái quy định pháp luật, khi nữ chưa đủ tuổi 18 và nam chưa đủ tuổi 20. Rất cần có một chiến dịch tuyên truyền phổ biến pháp luật thật sâu rộng về Luật Hôn nhân và Gia đình, để người dân ý thức rõ việc tảo hôn là vi phạm pháp luật. Đồng thời chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số hiểu về những hệ lụy sức khỏe khi sinh con lúc chưa trưởng thành về thể chất.
Chúng tôi đã tìm đến các thôn, gõ cửa từng nhà các cặp “vợ chồng trẻ con” này và chứng kiến cuộc sống của họ đều đang rất gian nan: thất nghiệp, đói nghèo. Trả lời về việc vì sao lập gia đình trước tuổi pháp luật cho phép, các chàng trai, cô gái dân tộc Giẻ và Tà Rẻ đã tảo hôn đều giải thích rất ngắn gọn: “Mình thích nó thì ở với nó thôi!”. Câu trả lời đó phản ánh chân thực tình trạng tảo hôn tại xã Xốp.
Đến làng Đăk Xây (một bản làng cuối xã Xốp, dưới chân núi Ngọc Linh), chúng tôi được Trưởng thôn A Nhíu cho hay: “Đăk Xây có 55 hộ, trong số đó có đến 12 hộ nghèo, 9 hộ cận nghèo, số còn lại cũng thiếu đói trong những ngày giáp hạt. Từ năm 2015 đến nay, làng Đăk Xây có 5 cặp vợ chồng tảo hôn”. Cứ thích nhau là về ở với nhau, nên việc tảo hôn diễn ra thường xuyên. Lần theo những địa chỉ Trưởng thôn A Nhíu cung cấp, chúng tôi tìm đến các cặp vợ chồng tảo hôn ở Đăk Xây. Có một điểm chung là những gia đình này đều không có đất sản xuất, không có nhà ở, mà chỉ sống chung với bố mẹ và các anh chị em. Duy chỉ có vợ chồng A Nư, Y Na và cậu con trai 4 tuổi là được bố mẹ cất cho ngôi nhà tranh, vách nứa. Trong nhà không có gì đáng giá, nên ngôi nhà chẳng cần có cửa. Hàng ngày, Y Na đưa con đi chơi, còn A Nư cứ quanh quẩn trong làng vì không có việc gì để làm.
Chúng tôi đem thực trạng này hỏi ông A Ruổi, Chủ tịch UBND xã Xốp. Ông Ruổi cho biết: “Phần lớn các cháu đều không được học hành đến nơi đến chốn, thiếu hiểu biết về Luật Hôn nhân và Gia đình, nên cứ thích nhau là về sống với nhau. Không đăng ký kết hôn, mà chỉ được sự đồng ý của gia đình hai bên, tổ chức cái lễ nhỏ theo phong tục của người Tà Rẻ là chúng về sống với nhau. Đến khi con lớn, đủ tuổi đăng ký mới đưa nhau ra xã đăng ký kết hôn và làm giấy khai sinh cho con luôn thể. Bởi vậy, chính quyền xã... bó tay trong việc ngăn chặn nạn tảo hôn”. Anh A Lúi, cán bộ tư pháp xã Xốp, cung cấp thêm thông tin: “Từ năm 2014 đến nay, mỗi năm xã Xốp có khoảng 14 - 20 trường hợp tảo hôn, phần lớn là tuổi từ 15 - 17. Chuyện tảo hôn ở đây hàng năm vẫn diễn ra, nhưng chính quyền địa phương không thể ngăn cản vì phần lớn là người trong làng, trong xã nên chúng đến ở với nhau xã đâu biết được”.
Giải pháp nào để ngăn chặn?
Theo anh A Lúi, các tổ chức tư pháp, phụ nữ, địa chính, kế hoạch hóa gia đình, thanh niên, hội nông dân, công an... đều quan tâm phối hợp tuyên truyền về tác hại của việc tảo hôn cho người dân, nhưng vẫn chưa đủ thuyết phục. Hàng quý, hàng năm, các trường hợp đến đăng ký kết hôn đều đủ tuổi, nhưng thực ra họ đã tảo hôn từ mấy năm trước. Cứ như vậy, chuyện tảo hôn ở xã Xốp diễn ra triền miên từ năm này qua năm khác, từ đời này qua đời khác. Điều đáng ngại là sau khi sống với nhau, những đứa trẻ lần lượt ra đời, trong khi đất sản xuất không có, khiến các cặp tảo hôn sống trong cảnh nghèo đói. Hầu hết những gia đình chúng tôi đến thăm, tài sản chẳng có gì ngoài ngôi nhà xập xệ. Nhiều gia đình chỉ có manh chiếu cũ để nằm nghỉ qua đêm. Không có rẫy, không có ruộng, vợ thì chỉ ở nhà bế con, còn chồng tụ tập đánh bài, uống rượu...
Không riêng xã Xốp, tình trạng tảo hôn trong các làng của đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum và cả vùng Tây Nguyên vẫn đang diễn ra. Dù các cấp, các ngành chức năng liên quan ở địa phương ra sức tuyên truyền, nhưng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn cứ cho con cái lập gia đình trái quy định pháp luật, khi nữ chưa đủ tuổi 18 và nam chưa đủ tuổi 20. Rất cần có một chiến dịch tuyên truyền phổ biến pháp luật thật sâu rộng về Luật Hôn nhân và Gia đình, để người dân ý thức rõ việc tảo hôn là vi phạm pháp luật. Đồng thời chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số hiểu về những hệ lụy sức khỏe khi sinh con lúc chưa trưởng thành về thể chất.