Nâng tầm khán giả

- Ở trận mới nhất thi đấu trên sân nhà thuộc giải AFF, nhiều khán giả cho rằng một cầu thủ hậu vệ đội mình hay chơi tiểu xảo. Họ lo ngại cầu thủ đó sẽ “ăn thẻ” và thành tích thi đấu của cả đội có thể bị ảnh hưởng ở những trận sau.

- Nhưng huấn luyện viên trưởng mới là người “rành sáu câu” về quy tắc thi đấu hay sự tuân thủ chiến thuật trên sân? Liệu rằng người ngồi coi sẽ dễ phán xét và trở thành “huấn luyện viên bàn phím”?

- Những bình luận lớn lối và thiếu cơ sở, công kích với thái độ không đúng mực mới là biểu hiện của sự quá khích. Còn nếu khán giả công tâm và đưa ra những nhận xét có chất lượng, điều đó sẽ có ý nghĩa. Dĩ nhiên, không có đội banh nào lại đi đá theo yêu cầu khán giả. Nhưng cổ động viên trên khán đài luôn là cầu thủ thứ 12 để làm tươi thêm màu cờ sắc áo.

- Trở lại chuyện đang nói, nếu cầu thủ chơi tiểu xảo trong phạm vi luật lệ cho phép thì có gì sai? Và trọng tài mới là người quyết định trên sân cuối cùng theo luật FIFA?

- Chắc chắn rằng khán giả luôn cần tôn trọng luật bóng đá. Sự khách quan của họ hẳn là nhìn xa hơn một trận đấu. Không chỉ cơ sở vật chất, hoạt động kinh doanh bóng đá hay hệ thống thi đấu mới cần tiến bộ. Để làng banh đi lên và bước ra thế giới, cả khán giả cũng cần được nâng tầm.

Tin cùng chuyên mục