Trong đó, thịt heo đạt khoảng 3,95 triệu tấn, tăng 3,6% so với năm 2021. Tuy vậy, Bộ Công thương dự báo trong năm nay ngành chăn nuôi vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn thách thức do dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Những tác động kéo dài của việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tiếp tục ảnh hưởng lớn đến sản xuất và thị trường sản phẩm chăn nuôi năm 2022.
Thêm vào đó, chi phí sản xuất, chi phí trung gian, giá thành sản phẩm chăn nuôi trong nước vẫn ở mức cao. Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm còn xảy ra ở một số địa phương, tuy đã được khống chế nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát.
Ngoài ra, vấn đề toàn cầu hóa về thị trường, việc hội nhập sâu rộng của nước ta với thế giới trong bối cảnh thực hiện Hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương với các nước, hoạt động sản xuất và sản phẩm chăn nuôi mở ra nhiều cơ hội tiếp cận với thế giới đồng thời đối mặt với việc gia tăng áp lực về thị trường cho các sản phẩm chăn nuôi trong nước. Theo đó, sẽ có làn sóng cạnh tranh lớn về giá, về chất lượng, đa dạng sản phẩm.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Xoay xở để có hàng hóa giá tốt cho người dân
-
Sản phẩm nguồn gốc thực vật lên ngôi
-
Hỗ trợ nông dân tiêu thụ trái cây
-
Saigon Co.op thúc đẩy thanh toán không tiền mặt
-
Co.op Food nói không với hàng kém chất lượng
-
Góp sách yêu thương - Tiếp bước tới trường
-
Hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
-
Không lo giá gạo tăng ở nội địa
-
Giá heo hơi ổn định ở mức thấp
-
Báo động thực phẩm “bẩn”