Trước đó, ngày 24-4, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng ngực bên phải đau nhiều với một lổ thủng sâu, vùng da ngực bị hoại tử nham nhở gần 6cm², máu và chất dịch lạ tuôn ra liên tục.
Qua khai thác bệnh sử, chị H. cho biết, đã 2 lần nâng ngực bằng phương pháp tiêm silicon dạng lỏng ở Trung Quốc. Lần đầu cách đây khoảng 20 năm, sau khi tiêm silicon được một thời gian dài thì thấy vẫn chưa hài lòng nên đã quyết định tiêm lần hai (sau đó 5 năm) cũng tại Trung Quốc.
Trong đầu năm nay, bỗng dưng ngực phải ngày càng căng cứng và xuất hiện nhiều đốm màu tím, chúng ngày càng sậm màu. Điển hình nhất là cả tháng nay ngực xuất hiện 1 lổ thủng sâu, to và miệng vết thương liên tục chảy dịch vàng đục, cộng với việc quá đau nhức nên chị H., quyết định đi khám.
Theo bác sĩ Tú Dung, làm đẹp bằng chất làm đầy nói chung, hay nâng ngực bằng phương pháp tiêm silicon lỏng nói riêng, từ lâu đã bị cấm. Vì chúng gây ra nhiều tác dụng phụ và những biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, khi quyết định tiêm chất gì vào cơ thể mình thì chị em nên tìm hiểu kỹ để tránh tiền mất, tật mang.
Ngoài ra, khi có nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ, chỉ nên chọn các cơ sở thẩm mỹ được phép phẫu thuật, chọn bác sĩ có chứng chỉ hành nghề, có chuyên môn và phải thực hiện phẫu thuật trong một bệnh viện đầy đủ cơ sở vật chất.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Sai lầm khi nhịn cơm để giảm cân
-
Ngày 19-8, thêm 2.983 ca mắc mới, số bệnh nhân Covid-19 nặng giảm
-
Ngày 18-8, dịch Covid-19 tăng thêm 3.295 ca và 208 bệnh nhân nặng
-
Thu nhập nhân viên y tế thấp, thiết bị “đắp chiếu”, bệnh viện xin dừng tự chủ
-
Xác minh tài sản, thu nhập của nhiều người đứng đầu đơn vị y tế trong quý III và IV-2022
-
Để y bác sĩ gắn bó với nghề
-
Thêm 28.000 ống thuốc Protamin sulfat được nhập về Việt Nam
-
Đà Nẵng bác bỏ thông tin học sinh buộc phải tiêm vaccine Covid-19 để được nhập học
-
Ngày 17-8, bệnh nhân Covid-19 nặng vọt lên 226 ca và 3 ca tử vong
-
Việt Nam phát hiện thêm biến thể phụ mới của Omicron nhưng không phải là BA.2.75