Người dân nhộn nhịp sắm tết, mãi lực tăng

Ngày 6-2 (27 tháng Chạp), không khí mua sắm tết ở TPHCM bắt đầu nhộn nhịp ở cả chợ truyền thống, siêu thị, trung tâm thương mại, các điểm bán hoa…

Người dân chọn mua trái cây tại siêu thị Co.opmart Lý Thường Kiệt trưa 6-2. Ảnh: GIA HÂN
Người dân chọn mua trái cây tại siêu thị Co.opmart Lý Thường Kiệt trưa 6-2. Ảnh: GIA HÂN

Hàng nhiều, giá tốt

Sáng 6-2, đoàn công tác của Bộ Công thương do Thứ trưởng Phan Thị Thắng dẫn đầu đã kiểm tra công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2024 tại siêu thị Co.op Mart Lý Thường Kiệt (quận 10) và chợ Bến Thành (quận 1, TPHCM).

Ghi nhận tại 2 điểm trên, số lượng người dân đến mua sắm, tham quan khá đông. Cụ thể, tại hệ thống siêu thị Co.opmart Lý Thường Kiệt khách xếp hàng dài chọn mua hàng hóa tết. “Còn vài ngày nữa là tết nên tôi tranh thủ đi siêu thị mua ít trái cây, vài cặp bánh chưng cùng ít hoa tươi chưng tết. Năm hay hàng hóa giá cả phải chăng, nhiều khuyến mãi nên cũng dễ lựa chọn”, bà Lương Thiên Thanh, ngụ đường Bà Hạt (quận 10) chia sẻ.

Ông Nguyễn Anh Đức, Tổng Giám đốc Saigon Co.op, cho hay, sức mua của toàn hệ thống tăng từ 15% - 20% theo từng tuần kinh doanh tết. Cụ thể, từ 5 đến 9-2 (ngày 26 đến 30 tháng Chạp) bước vào cao điểm mua sắm tết nên hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food… tập trung nguồn lực, liên tục đưa hàng tết lên quầy kệ, “bơm” mạnh khuyến mãi đối với hàng tết như bánh chưng, bánh tét, dưa hành muối, trái cây trưng bày mâm ngũ quả, mâm cỗ gia tiên…

Tương tự, tại chợ Bến Thành (quận 1), lượng khách trong và ngoài nước đến tham quan tấp nập. Tuy mãi lực tăng chậm nhưng các tiểu thương cho rằng vẫn có sự chuyển biến so với ngày thường, trong đó sức mua tăng đối với nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu dịp tết như trái cây, hàng tươi sống, một số mặt hàng khô… Để gia tăng sức mua, bà con tiểu thương tranh thủ bán thêm hàng hóa trên các trang mạng xã hội, bao gồm cả livestream bán hàng...

Tại Công viên Gia Định (quận Gò Vấp), người mua hoa khá đông. Hoa đào từ các tỉnh Tây Nguyên và miền Bắc đưa vào khá nhiều, đủ loại, đủ kích cỡ. Các chậu hoa cao khoảng nửa mét có giá khoảng 1 triệu đồng/chậu. Rất nhiều người đã chọn mua hoa giấy vì màu sắc đa dạng và chưng được lâu.

Phong phú đặc sản vùng miền

Các mặt hàng như nem, chả, bánh chưng, khô bò một nắng Đắk Lắk, nếp quýt Đạ Tẻh (Lâm Đồng), trà hoa vàng Ba Chẽ (Quảng Ninh), mứt sâm… bán tại phiên chợ “Tết Xanh - Quà Việt” ở quận 3, TPHCM, được nhiều người quan tâm. Mức giá từ 100.000 -140.000 đồng/sản phẩm chân giò muối, nem, chả…

g7a-2861.jpg
xemptyzxemptyzKhách chọn mua giỏ quà tết tại siêu thị. Ảnh: GIA HÂN

Khệ nệ xách túi đồ tết vừa mua được, bà Nguyễn Lê Mai, ngụ đường Lý Chính Thắng (quận 3) cho biết: “Bọn trẻ tất bật đi làm nên tôi bắt xe công nghệ ra đây dạo phiên chợ. Nhiều mặt hàng giá phải chăng, hợp khẩu vị như bánh chưng 140.000 đồng/chiếc 1kg, có nhân đậu xanh, thịt heo ba chỉ; mua cả cặp còn 310.000 đồng; hay nem chua thịt heo 120.000 đồng/chục, nem thịt bò 140.000 đồng/chục…”.

Tại hệ thống GO! An Lạc, GO! Trường Chinh, MM Mega Market Hiệp Phú…, đặc sản vùng miền được nhân viên siêu thị “châm” hàng liên tục do lượng khách mua nhiều hơn dự tính. Tại khu vực cổng chính chợ Bình Tây (quận 6) vào trưa 6-2 lượng khách đổ về mua đặc sản khô mực Nha Trang, hạt điều Bình Phước, khô heo, khô bò Đắk Lắk… khá đông. Người bán bận rộn liên tục do lượng khách mua sắm cận tết tăng mạnh.

“Khách Việt kiều đổ về mua sắm khá đông so với thời điểm trước dịch và đây cũng là nét mới. Có người mua mứt tết, trái cây sấy, đồ khô đủ loại với hóa đơn lên tới vài triệu, có người mua cả chục triệu đồng/đơn hàng. Sức mua từ 23 tháng Chạp đến nay tăng từ 15%-40% so với bình thường”, chị T., tiểu thương bán đồ khô tại chợ Bình Tây tiết lộ.

Trao đổi với PV Báo SGGP, lãnh đạo chợ đầu mối Hóc Môn cho hay, các mặt hàng trái cây đặc sản vùng miền như xoài, thanh long, vú sữa (Tiền Giang, Đồng Tháp…) cập chợ đến đâu “bay” hết đến đó.

Tin cùng chuyên mục