- Đơn giản thôi. Nếu người bán các loại hàng hóa đó chi nhiều tiền cho quảng cáo, tần suất phát sẽ cao. Còn xét về kinh tế học, người ta thường sẵn sàng chi bộn tiền quảng cáo, nếu mặt hàng được kinh doanh mang lại siêu lợi nhuận. Tóm lại, càng có nhiều người mua hàng, loại quảng cáo “Nhà tôi ba đời” càng lậm.
- Nhưng nếu đã là thuốc, đâu được tự “chém gió” hà rầm như thế. Và để kê toa chữa bệnh, người chữa phải thăm khám lâm sàng chứ đâu bán thuốc kiểu rải mành mành trên mạng?
- Nếu bùi tai tin liền thì mới cho rằng đó là thuốc chữa bệnh. Còn thực tế nó là cái chi, ai dám chắc. Đã xuất hiện những ca suy tạng phải cấp cứu ở bệnh viện, khi bác sĩ hỏi đã xài gì trước đó, bệnh nhân bảo có uống loại thuốc quảng cáo trên mạng. Chữa bệnh phải được bảo chứng bằng chuyên môn, tự làm theo quảng cáo vu vơ thì dễ mang họa.
- Vậy cơ quan chức năng sao không ra tay?
- Với nội dung internet, ngăn chặn đâu dễ. Người tiêu dùng không tỉnh thì tự mình dính chấu kiểu “Nhà tôi ba đời không ai nhẹ dạ, nhưng tôi là người thứ nhất”!