Nhà văn Nguyễn Văn Thọ: Chờ sự kết duyên giữa văn học và điện ảnh

Nằm trong trào lưu chuyển thể tiểu thuyết sang phim truyện, tác phẩm Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ dù mới bấm máy nhưng đã tạo được nhiều dấu ấn đặc biệt. PV SGGP đã có cuộc trao đổi với tác giả, nhà văn Nguyễn Văn Thọ về những kỳ vọng khi Quyên được thể hiện dưới ngôn ngữ của 24 hình/giây.
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ: Chờ sự kết duyên giữa văn học và điện ảnh

Nằm trong trào lưu chuyển thể tiểu thuyết sang phim truyện, tác phẩm Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ dù mới bấm máy nhưng đã tạo được nhiều dấu ấn đặc biệt. PV SGGP đã có cuộc trao đổi với tác giả, nhà văn Nguyễn Văn Thọ về những kỳ vọng khi Quyên được thể hiện dưới ngôn ngữ của 24 hình/giây.

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ: Chờ sự kết duyên giữa văn học và điện ảnh ảnh 1

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ

- Phóng viên: Ông từng tâm sự rằng Quyên chứa đựng bao tâm huyết của một người xa quê, một người lăn lộn mưu sinh nơi đất khách quê người nhưng luôn đau đáu về Tổ quốc. Song ngôn ngữ điện ảnh và văn chương đôi lúc lại không thể tương đồng. Ông có lo ngại Quyên của điện ảnh sẽ không giống như những điều bạn đọc đã cảm nhận?

>> Nhà văn NGUYỄN VĂN THỌ: Từ khi mua bản quyền tới bấm các thước phim đầu tiên, tác giả và nhà biên kịch, đạo diễn đã nhiều lần trao đổi, gặp gỡ và đi tới sự thống nhất chung khi làm phim chỉ tập trung vào một vấn đề thôi, ấy là ngợi ca bản chất tử tế lương thiện nhân văn của con người Việt, mà đại diện là một cô gái Hà Nội tên Quyên. 

- Nhà sản xuất có tiết lộ rằng do chữ Quyên, khán giả nước ngoài sẽ không thể phát âm được, vì vậy, tên tiếng Anh của bộ phim được đổi thành “Farewell, Berlin Wall - Vĩnh biệt, Bức tường Berlin”. Theo ông, cách đặt tên như vậy có ổn không?

Theo thống nhất của chúng tôi, tên phim chiếu ở Việt Nam và cho người Việt xem vẫn mang tên trùng với tên sách Quyên. Nhưng với người xứ lạ, làm sao họ biết rằng, Quyên là từ hoa đỗ quyên nở thẫm đỏ kiêu hãnh trên Phanxiphang. Quyên thân phận truân chuyên nhưng vẫn giữ sắc kiêu sa. Do vậy nghệ thuật phải mở, đi ra với thế giới phải làm sao hòa vào nó, làm cho họ chỉ chú ý tới con thuyền của Việt Nam ta, tìm điều hấp dẫn và dễ hiểu ngay từ ban đầu. Bởi vậy, tôi tán thành tên chuyển ngữ của Quyên, vì sự kiện Berlin là một trong những sự kiện “nóng” nhất trên thế giới trong 60 năm qua.

- Ông có cảm nhận gì khi biết hai diễn viên sẽ vào vai nhân vật chính là Vũ Ngọc Anh vai Quyên và Trần Bảo Sơn vai Hùng? Đó có phải là nhân vật mà ông đã xây dựng trong tiểu thuyết của mình?

Thực ra mà nói, Quyên trong tiểu thuyết không giống như diễn viên Ngọc Anh. Quyên của tôi đẹp quý phái sâu sắc, diễn viên Ngọc Anh từng thi hoa hậu, đẹp hiển nhiên. Theo tôi, Ngọc Anh có diễn lột tả tâm hồn, vẻ đẹp bên trong của nhân vật được hay không, mới là điều quan trọng. Tôi hy vọng và có phần nào tin ở sự chọn lựa của đạo diễn Phan Bình. Đạo diễn đã mời anh Trần Bảo Sơn vào vai Hùng là rất hợp vì Sơn rất đàn ông. Mà Hùng thì phải đàn ông như chính tác giả.

- Cho tới thời điểm này, Quyên dường như vẫn là tiểu thuyết giữ vị trí quán quân khi đem lại một khoản tiền lớn cho tác giả khi cuốn sách được chuyển thể. Ông có thể chia sẻ gì về điều này?

Khi viết Quyên tôi túng thiếu lắm. Tôi âm thầm viết để sau khi “đẻ” nó ra,  quyết bán nó đúng giá trị. Gần 700 triệu đồng cho những suy nghĩ trong 10 năm, viết 2 năm, vậy đáng vào đâu? Nếu tôi không viết, tiếp tục đi buôn thì tiền nhiều hơn, nhàn hơn nhưng có thể lại đau khổ hơn. Khi bàn bạc để bán bản quyền Quyên cho Công ty BHD cách đây hơn 5 năm, tôi băn khoăn lắm. Quyên là máu thịt, là sự đau khổ, sao tôi có thể bán rẻ ở trong mặt bằng giá bản quyền ở ta. Tôi chỉ hỏi phía BHD một câu giản đơn: “Vì sao muốn mua Quyên?”. Họ nói rất trúng tâm hồn Quyên, làm tôi rất cảm động.

- Ông chờ đợi và kỳ vọng gì với Quyên của điện ảnh?

Tôi hay so sánh mọi công việc quan trọng ở đời thường với các trận đánh trong chiến tranh. Phim Quyên sẽ là một trong các “chiến dịch”, để sau đó giữ vai trò quyết định Công ty BHD sau này có nên bỏ tiền tỷ ra làm phim hay không? Tôi kỳ vọng nền điện ảnh Việt Nam sẽ tuyên truyền tốt hơn về đất nước và con người, văn hóa Việt Nam ta ra quốc tế. Tôi chờ sự kết duyên giữa văn học và điện ảnh, “yêu đương” kết hợp nhịp nhàng nhất.

MAI AN (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục