Nhiều đại gia và 3 ngân hàng kháng cáo vụ lừa đảo 433 tỷ đồng

Sáng 26-3, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội mở phiên xét xử phúc thẩm theo đơn kháng cáo của 13 trong tổng số 26 bị cáo liên quan tới vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự" và "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng" xảy ra tại Ngân hàng Đại chúng (PVB), Ngân hàng Quốc dân (NCB) và Ngân hàng Việt Á (VAB).

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Nam
  • Nữ miền Nam
  • Nữ miền Bắc
  • Nam miền Bắc

Phiên xét xử phúc thẩm diễn ra sau khi bản án sơ thẩm được tuyên cách đây tròn 1 năm. Dự kiến, phiên phúc thẩm diễn ra trong 3 ngày.

Theo hồ sơ vụ án, chủ mưu vụ lừa đảo với số tiền hàng trăm tỷ đồng trên là bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành. Tại bản án sơ thẩm, người này bị tuyên tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Phiên xét xử phúc thẩm còn xét theo đơn kháng cáo của 3 ngân hàng trên và 8 “đại gia” là những người đứng tên các sổ tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng.

sieu-lua-ha-thanh-1711420561-1-5491-7635-1711420626.jpg
Các bị cáo trong phiên tòa sáng nay

Bản án sơ thẩm ngày 24-3-2023 xác định, bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành được 17 cựu cán bộ ngân hàng của 3 ngân hàng trên tiếp tay trong việc lập các sổ tiết kiệm đồng sở hữu với nhiều đại gia, hứa trả lãi suất cao. Bị cáo Thành sau đó giả mạo chữ ký của các đại gia để cầm cố sổ, vay tiền 3 ngân hàng.

Hành vi của các bị cáo khiến NCB thiệt hại 47,5 tỷ đồng, PVB 49,4 tỷ đồng, VAB hơn 273 tỷ đồng; 4 cá nhân bị rút 63 tỷ đồng, tổng cộng 433 tỷ đồng.

Tại tòa sơ thẩm, NCB, PVB, VAB muốn giữ các sổ tiết kiệm trăm tỷ đồng của khách, trách nhiệm bồi thường phải do bị cáo Thành chịu, song với yêu cầu này, viện kiểm sát đã bác bỏ và cho rằng sai phạm có lỗi rất lớn từ ngân hàng.

Trong vụ lừa 433 tỷ đồng, 3 ngân hàng cho rằng Nguyễn Thị Hà Thành gian dối để chiếm đoạt tiền, do đó phải tự bồi thường cho các đại gia là khách hàng của ngân hàng.

Tin cùng chuyên mục