Cụ thể, dự án LNG Thị Vải của PVGAS khởi công cuối năm 2019, dự kiến sẽ hoàn thành và vận hành thử nghiệm vào cuối năm 2021 để cung cấp khí cho Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 3, 4 với công suất 1.500MW, sản lượng điện khoảng 10 tỷ kWh/năm.
Trước đó, dự án kho cảng nhập khẩu LNG của Công ty Hải Linh đã triển khai từ năm 2018 và hiện sắp hoàn tất. Sau khi hoàn thành, sẽ thực hiện nhập LNG và hóa khí để cung cấp bù cho hệ thống các nhà máy điện khí, hóa chất trong khu vực Thị Vải, Nhơn Trạch và Hiệp Phước, với sản lượng khoảng 120.000 tấn/năm.
Từ năm 2022, sản lượng khí tiếp tục được bổ sung từ các dự án ở lô 05-1B và 1C (Sao Vàng, Đại Nguyệt) hay Sư tử trắng giai đoạn 2 và mỏ Phong Lan Đại của Rosneft với công suất khoảng 1 tỷ m3. Petrolimex cùng đối tác JXTG (Nhật Bản) cũng đang trong thời gian xem xét và chờ chấp thuận dự án đầu tư LNG Vân Phong Khánh Hòa.
Dự án gồm kho cảng nhập LNG với công suất giai đoạn 1 là 180.000m3 và 2 nhà máy khí với công suất 3.000MW. Trong dài hạn, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cũng tập trung nguồn vốn đầu tư cho các dự án khai thác khí mới tại khu vực Ma Lay - Thổ Chu, nơi có trữ lượng khí lớn đảm bảo cho phát triển dài hạn.
Những dự án này hoạt động sẽ giải quyết áp lực thiếu hụt nguồn cung khí cho cụm nhiệt điện Phú Mỹ (dự kiến thiếu hụt khoảng 2 - 3 tỷ m3/năm).
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Nhọc nhằn tìm vị thế gạo Việt
-
Công bố khởi động thảo luận về IPEF: Hướng đến khuôn khổ hợp tác mang lại lợi ích cho người dân
-
Gồng mình kìm giá hàng hóa
-
Nhiều loại rau, hoa tăng giá gấp đôi
-
Ngày 29-5, Thủ tướng sẽ đối thoại với nông dân
-
Chiều nay 23-5, giá xăng lên gần 31.000 đồng/lít - kỷ lục từ trước đến nay
-
Ủy ban Kinh tế: Nguy cơ bùng phát dịch vẫn hiện hữu, đe dọa tiến trình phục hồi nền kinh tế
-
Điểm danh hàng loạt dự án chậm tiến độ, gây lãng phí lớn về nguồn lực
-
Năm nay, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6%- 6,5% là thách thức rất lớn
-
Rút kinh nghiệm về đăng ký vốn không chính xác, phải điều chỉnh kế hoạch nhiều lần