Báo cáo, do bộ phận nghiên cứu BMI của Fitch tiến hành, dự báo trong số các quốc gia ASEAN, Myanmar và Việt Nam sẽ đạt mốc tăng trưởng cao. Theo đó, Myanmar có thể đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 7,2%/năm trong 10 năm tới nhờ tăng đầu tư khi môi trường kinh doanh được cải thiện và tình hình chính trị ổn định. Trong khi đó, Việt Nam sẽ ghi dấu ấn tăng trưởng kinh tế nhờ môi trường chính trị ổn định, công cuộc cải cách được đẩy mạnh, môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi và lĩnh vực sản xuất được hưởng lợi từ việc các công ty đa quốc gia đặt tại Việt Nam do chi phí sản xuất thấp.
Bên cạnh đó, BMI đánh giá Philippines như một trong những điểm sáng của khu vực khi tăng trưởng GDP của nước này được dự báo duy trì ổn định ở mức 6,2% trong thập kỷ tới. BMI cũng giữ nguyên dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế tích cực của Indonesia, nhờ tỷ lệ lớn dân số trẻ, đồng thời nhận định đây sẽ là một trong số các quốc gia ASEAN tiếp nhận nhiều nhất các dự án trong Sáng kiến kinh tế Vành đai và Con đường.
Bên cạnh đó, BMI đánh giá Philippines như một trong những điểm sáng của khu vực khi tăng trưởng GDP của nước này được dự báo duy trì ổn định ở mức 6,2% trong thập kỷ tới. BMI cũng giữ nguyên dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế tích cực của Indonesia, nhờ tỷ lệ lớn dân số trẻ, đồng thời nhận định đây sẽ là một trong số các quốc gia ASEAN tiếp nhận nhiều nhất các dự án trong Sáng kiến kinh tế Vành đai và Con đường.
Thành phố Manila, Philippines
Bên cạnh những tín hiệu lạc quan này, Hội nghị thường niên về năng lực cạnh tranh châu Á năm 2017 diễn ra tại Singapore cảnh báo ASEAN đang gặp một số vấn đề về cơ sở hạ tầng. Tổng thống Singapore Halimah Yacob nhận định toàn cầu hóa mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho các nước trong khu vực. Trong số những thách thức này, vai trò của phát triển cơ sở hạ tầng trong việc thúc đẩy các hoạt động kinh tế, tạo việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân là vô vùng quan trọng. Trên cơ sở đó, các quốc gia trong khu vực cần hợp tác chặt chẽ hơn vì lợi ích chung, đặc biệt là trong các lĩnh vực như phát triển cơ sở hạ tầng.
Chia sẻ về những thách thức mà khu vực đang phải đối mặt, ông H.Yacob cho rằng sự kết nối là yếu tố chủ chốt trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế và việc làm đồng thời khẳng định Singapore đã và đang làm việc chặt chẽ với Ngân hàng Thế giới và các ngân hàng phát triển đa phương để xây dựng một mạng lưới khu vực đủ mạnh hỗ trợ sự phát triển của cơ sở hạ tầng khu vực. Tiến sĩ Cledan Mandri-Petrott đến từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết ASEAN đang phải đối mặt với khó khăn do khuôn khổ quản lý phân tán ở cấp trung ương và địa phương. Thống kê của WB cho thấy mặc dù có dân số tăng trưởng vào loại nhanh trên thế giới và đầu tư cho cơ sở hạ tầng tại các nước ASEAN hầu hết đều gấp hai lần tăng trưởng GDP song sự tham gia của khu vực tư nhân vào lĩnh vực này hiện còn thấp. Trong khu vực, Indonesia với 6,9 tỷ USD đã trở thành quốc gia có đầu tư tư nhân vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng cao nhất trong vòng 10 năm qua, trong đó tập trung vào các dự án năng lượng (chiếm tới 93%). Philippines đứng thứ hai với 7 dự án có tổng vốn đầu tư lên tới 5,4 tỷ USD. Trong khi đó, tại Việt Nam thì hầu hết các dự án PPP thuộc lĩnh vực nhiệt điện, với tổng vốn đầu tư là 1,8 tỷ USD trong năm 2014.