Nông sản, thực phẩm của Việt Nam đã có mặt 180 quốc gia, vùng lãnh thổ

Các sản phẩm nông sản và thực phẩm chế biến của Việt Nam hiện đã có mặt tại trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Rất nhiều ngành trong lĩnh vực này đã đóng góp hơn 1 tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm.

Ngày 23-6, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) phối hợp với Hội Lương thực Thực phẩm TPHCM tổ chức Hội thảo “Chiến lược và thách thức cho doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm khi tham gia vào thị trường toàn cầu”. Chương trình đã thu hút sự tham gia gần 200 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự.

Tại hội thảo, đại diện ITPC cho biết, ngành chế biến lương thực thực phẩm Việt Nam là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành công nghiệp chế biến và có xu hướng tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Hiện thực phẩm đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng Việt Nam và trên toàn cầu.

Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp trong ngành từng bước cung ứng nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao, chiếm lĩnh thị trường nội địa và gia tăng xuất khẩu. Riêng với TPHCM, ngành lương thực thực phẩm là một trong bốn ngành công nghiệp trọng điểm ưu tiên phát triển của thành phố, chiếm 14 - 15% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp của thành phố.

Hội thảo "Chiến lược và thách thức cho doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm khi tham gia vào thị trường toàn cầu”

Hội thảo "Chiến lược và thách thức cho doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm khi tham gia vào thị trường toàn cầu”

Ghi nhận thực tế cho thấy, hiện các sản phẩm nông sản và thực phẩm chế biến của Việt Nam hiện đã có mặt tại trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Rất nhiều ngành trong lĩnh vực này đã đóng góp hơn 1 tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm, đặc biệt một số ngành như thủy sản đã đóng góp hơn 10 tỷ USD.

“Tuy nhiên, với rào cản kỹ thuật ngày càng được nhiều thị trường xuất khẩu áp dụng, doanh nghiệp Việt ngoài việc tìm hiểu về thị trường tiềm năng, xu hướng tiêu dùng thì cần nâng chất sản xuất để đáp ứng đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng trong sản xuất lương thực thực phẩm. Qua đó hướng tới mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu bền vững đối với các mặt hàng lương thực thực phẩm của Việt Nam”, bà Nguyễn Thị Chân, Trưởng phòng Thực phẩm Công ty TÜV SÜD Việt Nam nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục