Phải có những phát súng chỉ thiên để không ai dám vượt qua lằn ranh thể chế

Tại phiên giám sát tối cao về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK,CLP) sáng 31-10, ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) nhắc lại lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc xử lý cán bộ sai phạm “rất đau xót, nhưng không thể không làm, không có cách nào khác, tất cả là vì sự nghiệp chung của Đảng, của đất nước, của nhân dân”. 
ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương). Ảnh: QUANG PHÚC
ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương). Ảnh: QUANG PHÚC

ĐB Phạm Trọng Nhân cho rằng, để có một cán bộ cấp cao, "không thể cân đong số tiền và định lượng công sức Nhà nước, xã hội bỏ ra để đào tạo". Cơ chế, chính sách hiện hành phải ngăn ngừa cán bộ khỏi thấm nhiễm cám dỗ của vật chất, để họ chỉ có một lựa chọn là làm đúng ngay từ đầu; không dám, không thể, không muốn và không cần tham nhũng. Ông nói: “Chính sách, pháp luật phải trở thành phát súng chỉ thiên để cảnh báo những ai muốn vượt qua lằn ranh của thể chế”.

Cùng quan điểm về sự cấp thiết hoàn thiện thể chế, ĐB Siu Hương (Gia Lai) đặt câu hỏi: “Có khi nào chúng ta thử xem xét trách nhiệm của cơ quan chủ quản trong việc chưa hoàn thiện pháp luật để cho các đơn vị trực thuộc hoặc trực tiếp quản lý xảy ra sai phạm”? ĐB cho rằng, đã đến lúc phải xem xét trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan chủ quản dưới góc độ chưa làm tốt vai trò hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực ngành mình quản lý.
Phải có những phát súng chỉ thiên để không ai dám vượt qua lằn ranh thể chế ảnh 1 ĐB Siu Hương (Gia Lai) . Ảnh: QUANG PHÚC

ĐB Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) bảy tỏ trăn trở: “Nỗ lực là thế, nhưng tại khu vực công vẫn còn nhiều thất thoát, lãng phí, từ việc nợ đọng thuế, thất thu thuế cho đến hàng nghìn dự án chậm tiến độ”.

Đề xuất giải pháp, ĐB cho rằng, bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần đặc biệt chú trọng đến việc bồi đắp, nâng cao ý thức, đạo đức; giáo dục lối sống văn minh. “Đây mới là gốc rễ sâu xa nhất của vấn đề. Nếu không làm được điều này, dù hệ thống pháp luật về tiết kiệm, chống lãng phí có đồng bộ, chặt chẽ đến đâu thì việc chấp hành vẫn chỉ mang tính chất đối phó và sẽ vẫn còn rất nhiều vi phạm”, ĐB Việt Nga bình luận.

Trong các lĩnh vực cụ thể còn tồn tại lãng phí lớn, nhiều vị ĐB đề cập đến lĩnh vực đất đai. Dẫn phụ lục báo cáo kết quả giám sát, có 28.000 ha của 900 dự án, công trình chậm, không đưa đất vào sử dụng, nhiều dự án có vướng mắc đó là vấn đề đất để hoang hóa,
Phải có những phát súng chỉ thiên để không ai dám vượt qua lằn ranh thể chế ảnh 2 ĐB Nguyễn Tạo (Lâm Đồng). Ảnh: QUANG PHÚC

 ĐB Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) bức xúc: “Sân bay Cam Ly (TP Đà Lạt) có 53ha, bị lấn chiếm khoảng 40ha. Sân bay Lộc Phát (TP Bảo Lộc) có 35ha gần như bị lấn chiếm toàn bộ. Kể cả khách sạn liên doanh như khách sạn Babyco ngay trung tâm P.1 Đà Lạt với diện tích 7.500m2 là vị trí "đất vàng" nhưng các vi phạm, tranh chấp xử lý tài sản gắn với đất quốc phòng chậm được xử lý”. ĐB nhấn mạnh, những việc trên đã được kiến nghị 5 năm liên tục nhưng chưa được xử lý, gây bức xúc cho cử tri.

Tin cùng chuyên mục