Sôi động phim ngắn
Đầu tháng 6, ban tổ chức cuộc thi “Làm phim 48 giờ” công bố đã có 95/100 đội thi kịp hoàn thành và gửi phim dự thi. Hiện tại, các phim sẽ được chọn lọc, sắp xếp, gửi đi kiểm duyệt trước khi được trình chiếu tại hệ thống rạp BHD vào tháng 7 và trao giải trong tháng 8. Cũng trong tháng 6, Dự án phim ngắn CJ lần đầu tiên được tổ chức với mục đích tìm kiếm và phát triển tài năng điện ảnh Việt Nam. Hiện tại, ban tổ chức cuộc thi chính thức nhận đơn đăng ký tham gia của các bạn đam mê làm phim nằm trong độ tuổi từ 18 - 40 tuổi.
Việc làm phim ngắn ở Việt Nam đang thu hút sự tham gia của đông đảo người có đam mê, nhiệt huyết. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần của bức tranh sôi động hiện nay. Không thể đếm hết số lượng các nhóm làm phim ngắn ở các thể loại khác nhau, số phim đã hoàn thành và đưa lên mạng. “Nhiều phim sau khi làm xong, chúng tôi còn không dám công khai vì thấy chưa ưng ý”, một thí sinh của Dự án phim ngắn CJ chia sẻ. Điều đó cho thấy, số lượng phim ngắn được chia sẻ công khai là rất lớn và số lượng tác phẩm làm xong để đó cũng không hề ít.
Nếu nói thị trường làm phim ngắn Việt sôi động mà không nhắc đến dấu ấn của các nhà làm phim là một điều thiếu sót. “Tôi tin rằng điện ảnh Việt Nam không thiếu các tài năng. Bằng chứng là những năm gần đây, chúng ta đã có nhiều phim ngắn đoạt giải tại các liên hoan phim (LHP) quốc tế”, đạo diễn Phan Đăng Di cho biết. Những phim ngắn Việt từng tham gia tranh giải quốc tế và được ghi nhận phải kể đến: Thành phố khác (Another City - Phạm Ngọc Lân) nhận giải Tưởng niệm Ingmar Bergman tại LHP ngắn Uppsala Thụy Điển và dự tranh giải Phim ngắn xuất sắc tại LHP Berlin 2016. Vị (Taste - Lê Bảo) được vinh danh giải Dự án triển vọng tại lễ trao giải Màn ảnh bạc (Silver Screen Awards) nằm trong khuôn khổ LHP quốc tế Singapore lần thứ 27 năm 2016. Phim tài liệu When our gardens grow silent (Khi khu vườn im lặng - Nguyễn Mỹ Dzung) đoạt giải ba tại LHP ngắn quốc tế Faro FARCUME 2016. Mới đây nhất, phim tài liệu Thu Thủy - Những giấc mơ gốm đã nhận giải thưởng kép: Best Trailer (Giới thiệu phim hay nhất) và Inspiring Woman in a film (Người phụ nữ truyền cảm hứng trong phim) cho họa sĩ Nguyễn Thu Thủy.
Một số bộ phim: 16 giờ 30, Infill & Full Set, A Good Day to Die hay Canh Ba Ba cũng tham gia tranh giải, trình chiếu tại Góc phim ngắn các kỳ LHP Cannes. Cách đây vài năm, tiệc phim ngắn Yxineff cũng gây dấu ấn với rất nhiều phim chất lượng.
Trao cơ hội cho người trẻ
“Phim ngắn là thể loại riêng biệt và cũng là bước đệm quan trọng cho các nhà làm phim trẻ thực hiện bộ phim dài trong tương lai”, đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh chia sẻ. Cùng quan điểm đó, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp cho biết: “Để có những phim dài đầu tay, các bạn hãy bắt đầu bằng phim ngắn. Nó giống như tấm card visit (danh thiếp) vào nghề, dù không phải lúc nào cũng bắt buộc bắt đầu bằng phim ngắn…”.
Thực tế đã chứng minh, phim ngắn đã mở ra cánh cửa bước sang phim truyện điện ảnh cho các nhà làm phim trẻ. Hai dự án phim ngắn Vị và 16 giờ 30 đã được phát triển thành phim dài, đang trong giai đoạn sản xuất và rất hứa hẹn ngày ra rạp. Một số đạo diễn trẻ hiện nay như Vũ Ngọc Phượng, Luk Vân hay Phan Gia Nhật Linh, Nguyễn Hoàng Điệp… trước khi ghi dấu ấn cũng là những nhà làm phim ngắn có nghề.
“Không quan trọng việc bạn có kinh nghiệm hay chỉ là sinh viên, thậm chí là nhà làm phim chuyên nghiệp, bạn sẽ không bao giờ biết được ai có thể trở thành một nhân tố điện ảnh nổi bật cho thị trường Việt Nam trong tương lai. Vì thế, chúng tôi luôn khuyến khích và cổ vũ, khơi dậy tinh thần sáng tạo đến với nhiều người hơn để tìm kiếm các ngôi sao mới”, Ross Stewart, nhà sản xuất “Làm phim 48 giờ”, cho biết. Năm nay, ban tổ chức cuộc thi đã tổ chức hơn 20 hội thảo kỹ năng làm phim, 4 buổi công chiếu các phim ngắn xuất sắc của thế giới và 2 buổi hội thảo hướng dẫn máy quay. Đó thực sự là những cơ hội quý cho các nhà làm phim trẻ.
Dù sôi nổi và đầy nhiệt huyết nhưng các nhà làm phim ngắn Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và đối mặt với không ít khó khăn. “Điều mà tài năng điện ảnh Việt Nam đang thiếu là sự hỗ trợ thiết thực về mặt tài chính, kiến thức sản xuất. Nếu chúng ta giúp đỡ họ những khía cạnh này, trong tương lai không xa, chúng ta có thể chứng kiến phim ngắn Việt Nam có thể đến được các LHP hàng đầu”, đạo diễn Phan Đăng Di chia sẻ.
Để giải quyết bài toán kinh phí, khi Việt Nam chưa có các quỹ hỗ trợ điện ảnh, các nhà làm phim bằng nhiều cách khác nhau đã tham gia các chợ phim, LHP quốc tế để tìm nguồn vốn tài trợ. Với kinh nghiệm tham gia nhiều LHP quốc tế, đạo diễn nhà sản xuất Hồng Ánh mong đợi: “Hiện tại, điện ảnh Việt Nam đang phục vụ tốt nhu cầu giải trí của khán giản trong nước, đặc biệt là khán giả trẻ. Nhưng muốn giới thiệu điện ảnh Việt ra quốc tế, chúng ta cần thêm nhiều tác phẩm mang giá trị nhân văn sâu sắc, mang cảm xúc vượt lên trên giá trị giải trí thông thường”.
Con đường khởi nghiệp bắt đầu từ phim ngắn chắc chắn là con đường dài và thành công không phải câu chuyện “bất chiến tự nhiên thành”. Tuy nhiên, nói như đạo diễn Leon Le: “Đam mê mà không theo đuổi mãi mãi chỉ là hoài bão”.
Đầu tháng 6, ban tổ chức cuộc thi “Làm phim 48 giờ” công bố đã có 95/100 đội thi kịp hoàn thành và gửi phim dự thi. Hiện tại, các phim sẽ được chọn lọc, sắp xếp, gửi đi kiểm duyệt trước khi được trình chiếu tại hệ thống rạp BHD vào tháng 7 và trao giải trong tháng 8. Cũng trong tháng 6, Dự án phim ngắn CJ lần đầu tiên được tổ chức với mục đích tìm kiếm và phát triển tài năng điện ảnh Việt Nam. Hiện tại, ban tổ chức cuộc thi chính thức nhận đơn đăng ký tham gia của các bạn đam mê làm phim nằm trong độ tuổi từ 18 - 40 tuổi.
Việc làm phim ngắn ở Việt Nam đang thu hút sự tham gia của đông đảo người có đam mê, nhiệt huyết. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần của bức tranh sôi động hiện nay. Không thể đếm hết số lượng các nhóm làm phim ngắn ở các thể loại khác nhau, số phim đã hoàn thành và đưa lên mạng. “Nhiều phim sau khi làm xong, chúng tôi còn không dám công khai vì thấy chưa ưng ý”, một thí sinh của Dự án phim ngắn CJ chia sẻ. Điều đó cho thấy, số lượng phim ngắn được chia sẻ công khai là rất lớn và số lượng tác phẩm làm xong để đó cũng không hề ít.
Nếu nói thị trường làm phim ngắn Việt sôi động mà không nhắc đến dấu ấn của các nhà làm phim là một điều thiếu sót. “Tôi tin rằng điện ảnh Việt Nam không thiếu các tài năng. Bằng chứng là những năm gần đây, chúng ta đã có nhiều phim ngắn đoạt giải tại các liên hoan phim (LHP) quốc tế”, đạo diễn Phan Đăng Di cho biết. Những phim ngắn Việt từng tham gia tranh giải quốc tế và được ghi nhận phải kể đến: Thành phố khác (Another City - Phạm Ngọc Lân) nhận giải Tưởng niệm Ingmar Bergman tại LHP ngắn Uppsala Thụy Điển và dự tranh giải Phim ngắn xuất sắc tại LHP Berlin 2016. Vị (Taste - Lê Bảo) được vinh danh giải Dự án triển vọng tại lễ trao giải Màn ảnh bạc (Silver Screen Awards) nằm trong khuôn khổ LHP quốc tế Singapore lần thứ 27 năm 2016. Phim tài liệu When our gardens grow silent (Khi khu vườn im lặng - Nguyễn Mỹ Dzung) đoạt giải ba tại LHP ngắn quốc tế Faro FARCUME 2016. Mới đây nhất, phim tài liệu Thu Thủy - Những giấc mơ gốm đã nhận giải thưởng kép: Best Trailer (Giới thiệu phim hay nhất) và Inspiring Woman in a film (Người phụ nữ truyền cảm hứng trong phim) cho họa sĩ Nguyễn Thu Thủy.
Một số bộ phim: 16 giờ 30, Infill & Full Set, A Good Day to Die hay Canh Ba Ba cũng tham gia tranh giải, trình chiếu tại Góc phim ngắn các kỳ LHP Cannes. Cách đây vài năm, tiệc phim ngắn Yxineff cũng gây dấu ấn với rất nhiều phim chất lượng.
Trao cơ hội cho người trẻ
“Phim ngắn là thể loại riêng biệt và cũng là bước đệm quan trọng cho các nhà làm phim trẻ thực hiện bộ phim dài trong tương lai”, đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh chia sẻ. Cùng quan điểm đó, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp cho biết: “Để có những phim dài đầu tay, các bạn hãy bắt đầu bằng phim ngắn. Nó giống như tấm card visit (danh thiếp) vào nghề, dù không phải lúc nào cũng bắt buộc bắt đầu bằng phim ngắn…”.
Thực tế đã chứng minh, phim ngắn đã mở ra cánh cửa bước sang phim truyện điện ảnh cho các nhà làm phim trẻ. Hai dự án phim ngắn Vị và 16 giờ 30 đã được phát triển thành phim dài, đang trong giai đoạn sản xuất và rất hứa hẹn ngày ra rạp. Một số đạo diễn trẻ hiện nay như Vũ Ngọc Phượng, Luk Vân hay Phan Gia Nhật Linh, Nguyễn Hoàng Điệp… trước khi ghi dấu ấn cũng là những nhà làm phim ngắn có nghề.
“Không quan trọng việc bạn có kinh nghiệm hay chỉ là sinh viên, thậm chí là nhà làm phim chuyên nghiệp, bạn sẽ không bao giờ biết được ai có thể trở thành một nhân tố điện ảnh nổi bật cho thị trường Việt Nam trong tương lai. Vì thế, chúng tôi luôn khuyến khích và cổ vũ, khơi dậy tinh thần sáng tạo đến với nhiều người hơn để tìm kiếm các ngôi sao mới”, Ross Stewart, nhà sản xuất “Làm phim 48 giờ”, cho biết. Năm nay, ban tổ chức cuộc thi đã tổ chức hơn 20 hội thảo kỹ năng làm phim, 4 buổi công chiếu các phim ngắn xuất sắc của thế giới và 2 buổi hội thảo hướng dẫn máy quay. Đó thực sự là những cơ hội quý cho các nhà làm phim trẻ.
Dù sôi nổi và đầy nhiệt huyết nhưng các nhà làm phim ngắn Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và đối mặt với không ít khó khăn. “Điều mà tài năng điện ảnh Việt Nam đang thiếu là sự hỗ trợ thiết thực về mặt tài chính, kiến thức sản xuất. Nếu chúng ta giúp đỡ họ những khía cạnh này, trong tương lai không xa, chúng ta có thể chứng kiến phim ngắn Việt Nam có thể đến được các LHP hàng đầu”, đạo diễn Phan Đăng Di chia sẻ.
Để giải quyết bài toán kinh phí, khi Việt Nam chưa có các quỹ hỗ trợ điện ảnh, các nhà làm phim bằng nhiều cách khác nhau đã tham gia các chợ phim, LHP quốc tế để tìm nguồn vốn tài trợ. Với kinh nghiệm tham gia nhiều LHP quốc tế, đạo diễn nhà sản xuất Hồng Ánh mong đợi: “Hiện tại, điện ảnh Việt Nam đang phục vụ tốt nhu cầu giải trí của khán giản trong nước, đặc biệt là khán giả trẻ. Nhưng muốn giới thiệu điện ảnh Việt ra quốc tế, chúng ta cần thêm nhiều tác phẩm mang giá trị nhân văn sâu sắc, mang cảm xúc vượt lên trên giá trị giải trí thông thường”.
Con đường khởi nghiệp bắt đầu từ phim ngắn chắc chắn là con đường dài và thành công không phải câu chuyện “bất chiến tự nhiên thành”. Tuy nhiên, nói như đạo diễn Leon Le: “Đam mê mà không theo đuổi mãi mãi chỉ là hoài bão”.