Vẫn còn tình trạng “bảo kê” cho sai phạm
Theo báo cáo của Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, năm 2017, cả nước xảy ra 52.947 vụ phạm pháp hình sự. Hoạt động của các loại tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, nổi lên là tội phạm xâm phạm trật tự xã hội, hoạt động của tội phạm núp bóng doanh nghiệp, các băng, nhóm tội phạm ở một số địa phương có biểu hiện lộng hành, tính chất lưu manh, côn đồ, liều lĩnh, gây tâm lý lo lắng trong nhân dân. Về tội phạm kinh tế, tham nhũng, tiếp tục phát hiện nhiều sai phạm trong các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, tài chính, ngân hàng, quản lý sử dụng đất, bảo hiểm y tế, cấp phép các dự án vốn đầu tư nước ngoài, xử lý nợ xấu, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, sản xuất kinh doanh các mặt hàng trọng yếu... Sai phạm, tiêu cực, dấu hiệu lợi ích nhóm tại nhiều dự án BT, BOT giao thông tiếp tục được xác minh làm rõ…
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đánh giá cao việc năm 2017, các lực lượng chức năng đã điều tra, khám phá nhanh nhiều vụ trọng án giết người, cướp tài sản, các vụ án kinh tế, tham nhũng lớn, được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Trong đó đã phát hiện gần 226.000 vụ việc vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, thu nộp NSNN đạt hơn 23.000 tỷ đồng… Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng bày tỏ lo lắng khi các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm núp bóng doanh nghiệp, tội phạm sử dụng công nghệ cao; tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu... vẫn diễn ra phức tạp. Có nơi, có lúc tội phạm hình sự hoạt động ngang nhiên “lộng hành”, gây bức xúc trong dư luận. Việc phát hiện và xử lý tham nhũng ở một số địa phương còn hạn chế…
Trong số các nguyên nhân khiến công tác phòng chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả còn hạn chế, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho rằng trách nhiệm của một bộ phận cán bộ chuyên trách, người đứng đầu chưa cao, còn biểu hiện bao che, thậm chí “bảo kê” cho các hành vi vi phạm pháp luật. Cơ chế giám sát, kiểm soát quyền lực của các cơ quan chức năng còn bất cập, chưa hiệu quả.
“Sắp tới, Ban chỉ đạo sẽ thành lập các tổ kiểm tra, giám sát, kể cả hoạt động bí mật đối với những cán bộ thiếu trách nhiệm trong công tác, có hành vi cấu kết, bao che tội phạm, dẫn đến bức xúc trong nhân dân. Cơ chế này sẽ được đẩy mạnh, giám sát bí mật chứ không chỉ đến nghe báo cáo. Lãnh đạo các bộ, ngành phải tăng cường đi kiểm tra để nắm bắt sát sao hoạt động của ngành mình”, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định.
Không có vùng cấm trong phòng chống tội phạm
“Kiên quyết không cho phép có “vùng cấm” trong công tác này. Đặc biệt là đối với công tác phòng chống tham nhũng phải kiên quyết, kiên trì, khẩn trương xây dựng cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng; cơ chế răn đe, trừng trị để không dám tham nhũng, kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa và chủ động phát hiện tội phạm”, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh. Cùng với đó, nâng cao hiệu quả phòng chống các loại tội phạm có tổ chức, các băng nhóm tội phạm hình sự nguy hiểm, tội phạm hoạt động núp bóng doanh nghiệp, buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, tội phạm bạo hành, xâm hại trẻ em, chống người thi hành công vụ, tội phạm có yếu tố nước ngoài, nhất là tội phạm khủng bố, ma túy, mua bán người, rửa tiền, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm kinh tế, tham nhũng. Có biện pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng tội phạm bỏ trốn ra nước ngoài.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng yêu cầu Bộ Công an và các bộ xác lập các chuyên án lớn, đánh đúng, đánh trúng các ổ nhóm tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tổ chức theo kiểu “xã hội đen”, tội phạm buôn lậu các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thuốc lá, tân dược… Bộ Công thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tập trung kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng và địa bàn trọng điểm để phát hiện, xử lý kịp thời các hành vì sản xuất, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không để xảy ra các vụ việc vi phạm kéo dài đến khi người dân phản ánh thì lực lượng chức năng mới vào cuộc (như vụ Khai Silk; vụ cắt tai, mài vỏ bình gas, kinh doanh gas giả, kém chất lượng, chiết nạp gas trái phép...).
Đặc biệt, cần chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức. Phải phòng chống tội phạm trong chính cơ quan phòng chống tội phạm; phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ngay trong chính các cơ quan có chức năng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nêu rõ, cùng với việc xử lý các vụ án lớn, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đang quyết tâm thực hiện chống nhũng nhiễu, tham nhũng vặt, gây dư luận bức xúc trong nhân dân; loại bỏ hiện tượng cứ đòi phong bì thì mới giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp; kiên quyết không để tình trạng một số cán bộ có vi phạm thì các cơ quan bắt tay với nhau để “cho qua”. “Phải xây dựng cho được đội ngũ cán bộ kỷ cương, liêm chính, công minh, tuân thủ pháp luật”, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chốt lại.
Theo báo cáo của Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, năm 2017, cả nước xảy ra 52.947 vụ phạm pháp hình sự. Hoạt động của các loại tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, nổi lên là tội phạm xâm phạm trật tự xã hội, hoạt động của tội phạm núp bóng doanh nghiệp, các băng, nhóm tội phạm ở một số địa phương có biểu hiện lộng hành, tính chất lưu manh, côn đồ, liều lĩnh, gây tâm lý lo lắng trong nhân dân. Về tội phạm kinh tế, tham nhũng, tiếp tục phát hiện nhiều sai phạm trong các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, tài chính, ngân hàng, quản lý sử dụng đất, bảo hiểm y tế, cấp phép các dự án vốn đầu tư nước ngoài, xử lý nợ xấu, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, sản xuất kinh doanh các mặt hàng trọng yếu... Sai phạm, tiêu cực, dấu hiệu lợi ích nhóm tại nhiều dự án BT, BOT giao thông tiếp tục được xác minh làm rõ…
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đánh giá cao việc năm 2017, các lực lượng chức năng đã điều tra, khám phá nhanh nhiều vụ trọng án giết người, cướp tài sản, các vụ án kinh tế, tham nhũng lớn, được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Trong đó đã phát hiện gần 226.000 vụ việc vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, thu nộp NSNN đạt hơn 23.000 tỷ đồng… Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng bày tỏ lo lắng khi các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm núp bóng doanh nghiệp, tội phạm sử dụng công nghệ cao; tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu... vẫn diễn ra phức tạp. Có nơi, có lúc tội phạm hình sự hoạt động ngang nhiên “lộng hành”, gây bức xúc trong dư luận. Việc phát hiện và xử lý tham nhũng ở một số địa phương còn hạn chế…
Trong số các nguyên nhân khiến công tác phòng chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả còn hạn chế, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho rằng trách nhiệm của một bộ phận cán bộ chuyên trách, người đứng đầu chưa cao, còn biểu hiện bao che, thậm chí “bảo kê” cho các hành vi vi phạm pháp luật. Cơ chế giám sát, kiểm soát quyền lực của các cơ quan chức năng còn bất cập, chưa hiệu quả.
“Sắp tới, Ban chỉ đạo sẽ thành lập các tổ kiểm tra, giám sát, kể cả hoạt động bí mật đối với những cán bộ thiếu trách nhiệm trong công tác, có hành vi cấu kết, bao che tội phạm, dẫn đến bức xúc trong nhân dân. Cơ chế này sẽ được đẩy mạnh, giám sát bí mật chứ không chỉ đến nghe báo cáo. Lãnh đạo các bộ, ngành phải tăng cường đi kiểm tra để nắm bắt sát sao hoạt động của ngành mình”, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định.
Không có vùng cấm trong phòng chống tội phạm
“Kiên quyết không cho phép có “vùng cấm” trong công tác này. Đặc biệt là đối với công tác phòng chống tham nhũng phải kiên quyết, kiên trì, khẩn trương xây dựng cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng; cơ chế răn đe, trừng trị để không dám tham nhũng, kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa và chủ động phát hiện tội phạm”, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh. Cùng với đó, nâng cao hiệu quả phòng chống các loại tội phạm có tổ chức, các băng nhóm tội phạm hình sự nguy hiểm, tội phạm hoạt động núp bóng doanh nghiệp, buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, tội phạm bạo hành, xâm hại trẻ em, chống người thi hành công vụ, tội phạm có yếu tố nước ngoài, nhất là tội phạm khủng bố, ma túy, mua bán người, rửa tiền, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm kinh tế, tham nhũng. Có biện pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng tội phạm bỏ trốn ra nước ngoài.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng yêu cầu Bộ Công an và các bộ xác lập các chuyên án lớn, đánh đúng, đánh trúng các ổ nhóm tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tổ chức theo kiểu “xã hội đen”, tội phạm buôn lậu các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thuốc lá, tân dược… Bộ Công thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tập trung kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng và địa bàn trọng điểm để phát hiện, xử lý kịp thời các hành vì sản xuất, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không để xảy ra các vụ việc vi phạm kéo dài đến khi người dân phản ánh thì lực lượng chức năng mới vào cuộc (như vụ Khai Silk; vụ cắt tai, mài vỏ bình gas, kinh doanh gas giả, kém chất lượng, chiết nạp gas trái phép...).
Đặc biệt, cần chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức. Phải phòng chống tội phạm trong chính cơ quan phòng chống tội phạm; phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ngay trong chính các cơ quan có chức năng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nêu rõ, cùng với việc xử lý các vụ án lớn, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đang quyết tâm thực hiện chống nhũng nhiễu, tham nhũng vặt, gây dư luận bức xúc trong nhân dân; loại bỏ hiện tượng cứ đòi phong bì thì mới giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp; kiên quyết không để tình trạng một số cán bộ có vi phạm thì các cơ quan bắt tay với nhau để “cho qua”. “Phải xây dựng cho được đội ngũ cán bộ kỷ cương, liêm chính, công minh, tuân thủ pháp luật”, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chốt lại.