Quy định mới về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại TPHCM: Nhiều quy định có lợi cho dân

Theo quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (TĐC) khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TPHCM do UBND TP vừa ban hành (có hiệu lực từ ngày 8-6), mức hỗ trợ và đền bù tăng hơn so với trước đây. Các quy định trước đây về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất do UBND TPHCM ban hành trái với quyết định này đều bãi bỏ.

Theo quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (TĐC) khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TPHCM do UBND TP vừa ban hành (có hiệu lực từ ngày 8-6), mức hỗ trợ và đền bù tăng hơn so với trước đây. Các quy định trước đây về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất do UBND TPHCM ban hành trái với quyết định này đều bãi bỏ.

  • Đất nông nghiệp: được hỗ trợ thêm 1,5 - 5 lần

Bố trí gần nơi ở cũ giảm việc sang nhượng suất tái định cư

Đó là nhận định của Sở Xây dựng TP qua khảo sát thực tế tại các khu tái định cư (TĐC). Theo Sở Xây dựng, thực tế cho thấy việc bố trí nhà, đất TĐC cho các hộ bị giải tỏa gần với nơi ở cũ thì tỷ lệ sang nhượng rất thấp.

Qua thống kê sơ bộ từ các quận huyện trên địa bàn TPHCM, dự kiến từ năm 2011-2015, TP sẽ tiếp tục triển khai gần 500 dự án khoảng 116.000 hộ dân bị ảnh hưởng.

Các dự án có quy mô lớn triển khai trong thời gian trên cụ thể là: dự án di dời nhà ven sông và ven kênh rạch, dự án metro, các dự án nâng cấp chỉnh trang đô thị, khu đô thị - cảng Hiệp Phước… Ước tính nhu cầu TĐC của các hộ dân từ 35.000-40.000 căn hộ, nền đất.

Do số hộ dân bị ảnh hưởng khá lớn, Sở Xây dựng TP đã đề nghị các cơ quan chức năng cần điều tra xã hội học, khảo sát tình trạng dân cư, nhà ở, điều kiện sống cũng như nguyện vọng của người tái định cư để xây dựng chỗ ở mới phù hợp.

Quy định này quy định rất rõ đối với việc bồi thường liên quan đến đất nông nghiệp. Cụ thể, đất nông nghiệp xen cài trong khu dân cư, đất vườn, ao không được công nhận là đất ở; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà riêng lẻ..., ngoài việc đền bù theo giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm còn được hỗ trợ bằng 40% giá đất ở của thửa đất đó.

Đất nông nghiệp tiếp giáp với ranh giới phường, khu dân cư, ngoài việc bồi thường theo giá đất nông nghiệp còn được hỗ trợ bằng 50% giá đất ở trung bình của khu vực. Đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất mà không có đất để bồi thường thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền, người dân còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo một trong các hình thức bằng tiền hoặc bằng đất ở hoặc nhà ở.

Cụ thể, được hỗ trợ bằng tiền từ 1,5 đến 5 lần giá đất nông nghiệp do UBNDTP quy định và công bố hàng năm. Diện tích được hỗ trợ là diện tích đang sử dụng thực tế bị thu hồi nhưng không quá 10.000m²/hộ. Quy định cũng nêu rõ, trong quá trình lập phương án đào tạo, chuyển đổi nghề phải lấy ý kiến của người bị thu hồi đất thuộc đối tượng chuyển đổi nghề.

Đối với hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện TĐC nhưng số tiền được bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất TĐC tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch đó. Trường hợp không nhận đất ở, nhà ở TĐC sẽ được nhận tiền tương đương với khoản chênh lệch đó. Cụ thể, diện tích suất TĐC tối thiểu 30m²/hộ (đối với nhà) và 40m²/hộ (đối với nền đất). Phần chênh lệch lớn hơn nếu có người dân phải thanh toán tiền theo quy định. Việc áp dụng suất TĐC tối thiểu trên được ưu tiên áp dụng trong quỹ nhà ở, đất ở TĐC tại chỗ có giá bán tái định cư thấp nhất; trường hợp không có quỹ nhà ở, đất ở tái định cư tại chỗ thì áp dụng trong quỹ nhà ở, đất ở TĐC có giá bán TĐC thấp nhất của dự án đó.

Trường hợp nếu người bị thu hồi đất không đủ khả năng mua nhà ở, đất ở TĐC thì tùy theo quỹ nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn TP sẽ được xem xét giải quyết cho thuê, thuê mua hoặc mua nhà ở cho người có thu nhập thấp. Đối với các hộ bị thu hồi toàn bộ nhà, đất đủ điều kiện TĐC nhưng có hoàn cảnh thực sự khó khăn về chỗ ở mới không đủ tiền mua nhà, đất TĐC thì được xem xét giải quyết trả chậm, trả góp phần giá trị chênh lệch lớn hơn của suất TĐC tối thiểu về nhà ở, đất ở với thời hạn tối đa 15 năm.

  • Lỗi do nhà nước: được tính đền bù theo giá cao nhất

Quy định này cũng đã quy định cụ thể các trường hợp thực hiện bồi thường chậm. Theo đó, nếu trường hợp bồi thường chậm do cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường gây ra mà giá đất tại thời điểm bồi thường do UBNDTP công bố cao hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì người dân được bồi thường theo giá đất tại thời điểm trả tiền bồi thường; nếu giá đất tại thời điểm bồi thường thấp hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi. Còn đối với trường hợp bồi thường chậm do người bị thu hồi đất gây ra, nếu giá đất tại thời điểm bồi thường thấp hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm bồi thường; nếu giá đất tại thời điểm bồi thường cao hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.

Quyết định cũng đưa ra các quy định xử lý đối với các dự án chuyển tiếp. Theo đó, đối với các dự án, hạng mục đã chi trả xong bồi thường, hỗ trợ và TĐC trước ngày 1-10-2009 (ngày NĐ 69 của Chính phủ có hiệu lực) thì không áp dụng, không điều chỉnh theo quy định mới này. Đối với những dự án, hạng mục đã phê duyệt phương án bồi thường, đang chi trả bồi thường theo phương án đã được phê duyệt hoặc đang thực hiện theo chính sách đền bù do UBNDTP ban hành trước ngày 1-10-2009 thì thực hiện theo chính sách, phương án đã được phê duyệt, không áp dụng hoặc điều chỉnh theo quy định mới

HẠNH NHUNG

Hà Nội thí điểm quản lý chung cư tái định cư

Ngày 31-5, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Đề án “Tổ chức thí điểm quản lý, vận hành khai thác nhà chung cư tái định cư tại khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính” vừa được UBND TP phê duyệt. Theo đề án, Công ty TNHH một thành viên Quản lý và phát triển nhà Hà Nội sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm từ quản lý vận hành đến khai thác khu nhà tái định cư Trung Hòa – Nhân Chính trong suốt quá trình sử dụng. Doanh nghiệp này sẽ phối hợp UBND phường Nhân Chính chủ trì hội nghị nhà chung cư để lập Ban quản trị, đồng thời tham gia thành phần Ban quản trị nhà chung cư. Ban quản trị có quyền giám sát thu – chi tài chính, phối hợp chính quyền địa phương, tổ dân phố xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự an toàn trong khu chung cư...

A.KIỆT

Tin cùng chuyên mục