Đây là phiên họp thứ 2 của Chính phủ sử dụng hệ thống e-Cabinet vừa được khai trương cách đây khoảng 2 tuần nhằm hướng tới Chính phủ điện tử “không giấy tờ”.

Phát biểu khai mạc hội nghị trực tuyến với các tỉnh và thành phố, Thủ tướng yêu cầu các địa phương phân tích, làm rõ một số hạn chế trong thời gian qua, như vấn đề vướng mắc do Luật Quy hoạch, nghị định đầu tư theo hình thức BT, giải ngân vốn đầu tư công lẫn ODA đều chậm, tình trạng nhiều dự án đã có chủ trương nhưng vẫn chậm tiến độ...
Việc cắt giảm điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp chưa có bước tiến mới so với năm 2018, nhất là kiểm tra chuyên ngành còn bất cập, ảnh hưởng phát triển. Tình hình sản xuất kinh doanh tiếp tục còn nhiều khó khăn, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa khi số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng 17,4%, giải thể tăng 18,1%...

Đáng chú ý, ngành nông nghiệp gặp khó khăn do dịch tả heo châu Phi lây lan trên diện rộng nên chỉ tăng 1,3%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 3,07% của 6 tháng năm 2018, đóng góp 0,17 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6-2019 giảm 0,09% so với tháng trước và CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2019 tăng 2,64% so với bình quân cùng kỳ năm 2018. Lạm phát cơ bản tháng 6-2019 tăng 0,16% so với tháng trước.

Theo chương trình, hội nghị sẽ diễn ra cả ngày hôm nay 4-7, các địa phương sẽ cùng Chính phủ tập trung bàn một số nội dung chính như tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01, số 02; tình hình kinh tế - xã hội, công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 6 tháng đầu năm; tình hình thực hiện Nghị quyết số 17 về Chính phủ điện tử, Nghị quyết số 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến 2020, các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm... |
Các tin, bài viết khác
-
Thành lập Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai TP Thủ Đức
-
Quảng Ngãi: Trồng hoa tết trong lòng thành phố
-
Ngư dân Hà Tĩnh trúng mẻ cá chim vây vàng khoảng 600 triệu đồng
-
Diện mạo tươi sáng của nền kinh tế sau 35 năm đổi mới
-
Năm 2020, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng 18%
-
Năm 2020: Việt Nam xuất siêu gần 20 tỷ USD
-
Đầu tư mạnh vào kinh doanh sáng tạo
-
Nắng lên, nông dân tranh thủ xuống đồng
-
Nhiều kỳ vọng cho ngành thép
-
Bình Dương: Có thêm quỹ hỗ trợ khởi nghiệp 1 triệu USD