Một lần nữa, câu chuyện sáng tạo của người trẻ được mang ra bàn tán. Khi xuất hiện trên fanpage cuộc thi, phần lớn người xem cho rằng ý tưởng bản vẽ “Cầu tõm” (hình thức nhà vệ sinh ở nông thôn Việt - PV) có phần phản cảm, ngô nghê, không thể trở thành trang phục dân tộc dự thi quốc tế được.
Tài khoản Nguyễn Tây Đô lưu ý: “Là trang phục dân tộc thi quốc tế chứ không phải cuộc thi vẽ tranh sáng tạo. Mong các em lưu ý”. Một tài khoản khác bức xúc: “Thô thiển thực sự. Ban giám khảo hay ai đó hỏi chi tiết về bộ trang phục Việt Nam, rồi biết trả lời như thế nào?”. Riêng chủ nhân bản vẽ vô tư giới thiệu lấy ý tưởng từ “cầu tõm” để truyền tải “nét văn hóa rất riêng” trong đời sống của người Việt từ xưa đến nay.
“Có thể hơi táo bạo trong ý tưởng, nhưng với tôi và nhiều người Việt Nam, cầu tõm là một phần ký ức tuổi thơ và thời niên thiếu gắn liền với con sông, bờ đê... Dù bộ trang phục có được chọn hay không, tôi vẫn rất vui khi tự mình chia sẻ những ký ức tuổi thơ bên… cầu tõm”, chủ nhân bản vẽ giới thiệu.
“Có thể hơi táo bạo trong ý tưởng, nhưng với tôi và nhiều người Việt Nam, cầu tõm là một phần ký ức tuổi thơ và thời niên thiếu gắn liền với con sông, bờ đê... Dù bộ trang phục có được chọn hay không, tôi vẫn rất vui khi tự mình chia sẻ những ký ức tuổi thơ bên… cầu tõm”, chủ nhân bản vẽ giới thiệu.
“Cầu tõm - 9 củ thành 10” - Bản thiết kế dự thi trang phục dân tộc gây tranh cãi
Ngoài bản dự thi này, nhiều sản phẩm khác cũng được quan tâm vì ý tưởng độc lạ đến mức... đỡ không nổi! Đâu chỉ riêng trong chuyện thiết kế trang phục dân tộc ra quốc tế, nhiều sản phẩm âm nhạc, dự án hình ảnh của không ít nghệ sĩ trẻ cũng vướng phải tranh luận về sự sáng tạo quá đà khi giới thiệu trước công chúng. Một số sản phẩm bị người xem “tuýt còi”, soi sự sáng tạo và đặt nghi vấn đạo nhái, sao chép ý tưởng dựa trên nền sẵn có của các sản phẩm nước ngoài. Sự cẩu thả trong suy nghĩ, tư duy khi chọn ý tưởng sáng tạo đã khiến không ít sản phẩm vượt quá ranh giới sáng tạo, trở nên kệch cỡm.
Rõ ràng, người trẻ Việt thông minh, khéo léo và đặc biệt rất sáng tạo. Sự sáng tạo của họ hiện hữu khắp nơi, trong nhiều lĩnh vực đời sống. Trong chương trình “Người sáng tạo thay đổi”, các bạn trẻ gồm Giang Ơi, Vlog 1977, Tizi Đích Lép đã nâng cao vị thế và khẳng định sự sáng tạo của giới trẻ Việt. Rất nhiều gương người trẻ sáng tạo khác có dấu ấn như Hoàng Tuấn Anh - người đưa ra ý tưởng ATM gạo; Lê Yên Thanh của dự án công nghệ BusMap nâng tầm hệ thống giao thông công cộng Việt Nam; Đặng Huy Hoàng (32 tuổi) tạo ra mô hình lego về đình chùa mang đậm nét văn hóa Việt…
Những thông điệp của người trẻ về sự chung tay trong việc phát triển đất nước, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc luôn thể hiện rõ trong các sản phẩm. Quan trọng trong sáng tạo là tư duy tạo ra những sản phẩm đóng góp tích cực, nâng hình ảnh quê hương, đất nước trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế. Bởi vậy, sáng tạo phải ý nghĩa, đừng quá lố!
Rõ ràng, người trẻ Việt thông minh, khéo léo và đặc biệt rất sáng tạo. Sự sáng tạo của họ hiện hữu khắp nơi, trong nhiều lĩnh vực đời sống. Trong chương trình “Người sáng tạo thay đổi”, các bạn trẻ gồm Giang Ơi, Vlog 1977, Tizi Đích Lép đã nâng cao vị thế và khẳng định sự sáng tạo của giới trẻ Việt. Rất nhiều gương người trẻ sáng tạo khác có dấu ấn như Hoàng Tuấn Anh - người đưa ra ý tưởng ATM gạo; Lê Yên Thanh của dự án công nghệ BusMap nâng tầm hệ thống giao thông công cộng Việt Nam; Đặng Huy Hoàng (32 tuổi) tạo ra mô hình lego về đình chùa mang đậm nét văn hóa Việt…
Những thông điệp của người trẻ về sự chung tay trong việc phát triển đất nước, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc luôn thể hiện rõ trong các sản phẩm. Quan trọng trong sáng tạo là tư duy tạo ra những sản phẩm đóng góp tích cực, nâng hình ảnh quê hương, đất nước trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế. Bởi vậy, sáng tạo phải ý nghĩa, đừng quá lố!