Để thực hiện mục tiêu này, ngày 28-8 vừa qua, thành phố đã chính thức khởi công xây dựng nhà máy xử lý rác 400 triệu USD, do Công ty cổ phần Vietstar làm chủ đầu tư.
Theo kế hoạch, thành phố sẽ tiếp tục khởi công thêm 2 nhà máy đốt rác do Công ty cổ phần Đầu tư - Phát triển Tâm Sinh Nghĩa và Công ty Môi trường Tasco Củ Chi làm chủ đầu tư.
Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN-MT TPHCM, mô hình đốt rác phát điện đã được UBND TP chấp nhận chủ trương. Theo đó, từ nay đến năm 2020, thành phố sẽ cấp phép ít nhất cho 2 đơn vị xây dựng nhà máy xử lý rác theo công nghệ đốt rác phát điện.
Với công nghệ này sẽ mang lại nhiều lợi ích như thu hồi điện năng từ rác, một phần điện phục vụ cho nhà máy và phần còn lại hòa vào lưới điện quốc gia; có thêm các sản phẩm tái chế như gạch không nung, vật liệu xây dựng...
Đồng thời, giảm được khối lượng chất thải đem chôn lấp; giảm diện tích đất chôn lấp và tạo nguồn năng lượng xanh hơn. Bên cạnh đó, sẽ giảm phát thải khí nhà kính, ít phát sinh nước rỉ rác và mùi hôi.
Để chuẩn bị cho quá trình xây dựng, vận hành các nhà máy mới, Sở TN-MT sẽ giám sát và yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng các nội dung đánh giá tác động về môi trường do Bộ TN-MT thẩm định và phê duyệt.
Bên cạnh đó, các thông số môi trường tại nhà máy xử lý rác sẽ được được quan trắc tự động và chuyển số liệu về Sở TN-MT theo dõi, giám sát thường xuyên.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
TP Thủ Đức phát động tháng cao điểm phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường
-
Học sinh thích thú với các hội thi vì môi trường xanh tại VWS
-
Tăng Thanh Hà nhận nuôi trọn đời một con gấu
-
Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà: Công tác bảo vệ môi trường đã có sự chuyển biến rất mạnh mẽ
-
Tìm sáng kiến bảo vệ môi trường
-
Việt Nam cần khoảng 368 tỷ USD thích ứng với biến đổi khí hậu
-
Triển khai Nghị định 45/2022: Cần sự chung tay và đồng bộ
-
TPHCM tiêu thụ điện chiếm 10%
-
USAID hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng bền vững
-
Phấn đấu tiết kiệm năng lượng từ 5%-7%