Thống kê hơn 1 tháng qua, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương đã tiếp nhận trên 3.000 lượt người bệnh có triệu chứng cúm tới khám và điều trị. Tại Bệnh viện Nhi trung ương, mỗi ngày có 100 - 130 bệnh nhi đến khám với các biểu hiện nghi ngờ cúm, trong đó khoảng 30 bệnh nhi mắc cúm phải nhập viện điều trị.
PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, thuốc Tamiflu chỉ có tác dụng hỗ trợ, không phải thuốc điều trị đặc hiệu hàng đầu trong điều trị cúm, còn có nhiều cách phòng và điều trị cúm hiệu quả khác.
Số liệu thống kê của Cục Y tế Dự phòng cho thấy, năm 2019, số ca mắc cúm và tử vong do cúm trong cả nước thấp hơn so với năm 2018. Tính đến tháng 12, cả nước ghi nhận hơn 408.907 trường hợp mắc cúm, 10 trường hợp tử vong. Con số này giảm hơn 10% số mắc và giảm 2 trường hợp tử vong so với cùng kỳ năm 2018. Để phòng ngừa bệnh cúm mùa, hiện nay biện pháp hiệu quả nhất vẫn là tiêm phòng đầy đủ vaccine ngừa cúm.
Các tin, bài viết khác
-
Vụ bé 4 tháng tuổi tử vong ở bệnh viện: Thành lập Hội đồng chuyên môn đánh giá, kiểm thảo
-
Vào mùa bệnh cúm
-
Thêm cánh tay đắc lực cho hệ thống y tế cơ sở
-
Hai cuộc đời tái sinh từ tạng người chết não
-
Ngày 27-6, thêm 637 ca mắc mới, còn 16 bệnh nhân Covid-19 nặng
-
Biến thể phụ BA.5 của Omicron đã xâm nhập Việt Nam, nguy cơ gia tăng ca mắc
-
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, khả năng bùng phát diện rộng
-
Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, khả năng bùng phát trên diện rộng
-
Đắk Lắk: Bé 4 tháng tuổi tử vong sau khi thở khí dung tại bệnh viện
-
Một bệnh nhân bị xương cá đâm xuyên thủng ruột non