Hiện nay, Hà Nội mỗi ngày đêm phát sinh 6.000 tấn rác thải rắn sinh hoạt. Bên cạnh đó, mỗi ngày Hà Nội còn có 26,5 tấn rác thải y tế. Đây là nguồn lây bệnh tiềm tàng, song công tác xử lý loại rác này còn chưa được chú trọng.
Theo Thường trực HĐND TP Hà Nội, đến năm 2020, thành phố cần 17 khu xử lý rác thải tập trung, nhưng theo Sở Xây dựng, đến nay mới chỉ có 8 khu đi vào hoạt động.

Tại phiên họp, Chủ tịch UBND các quận, huyện đã trả lời câu hỏi của đại biểu về trách nhiệm quản lý điểm tập kết rác thải; tình trạng đốt rác bừa bãi khiến người dân bức xúc ở Chương Mỹ, Hoài Đức, Ba Đình, Hai Bà Trưng... Lãnh đạo các quận, huyện cam kết sẽ tập trung chấn chỉnh công tác thu gom, có phương án xử lý rác thải tồn đọng và phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát Môi trường xử lý nghiêm vi phạm.
Theo Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục, các trung tâm xử lý rác của Hà Nội đảm bảo xử lý 5.400 tấn rác/ngày đêm. Thành phố đang chuyển đổi sang xử lý rác bằng công nghệ cao (tiêu chuẩn Nhật Bản, châu Âu), trong tháng 10 sẽ khởi công một nhà máy công suất lên đến 4.000 tấn/ngày.
“Chúng tôi sẽ cố gắng triển khai nhanh dự án này. Lần này còn sai hẹn thì không thể trả lời nhân dân được nữa”, vị Giám đốc Sở cam kết.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
300 kiều bào họp mặt tại TPHCM mừng xuân Tân Sửu 2021
-
Không đầu tư nâng cấp mở rộng Quốc lộ 5
-
Trung tâm Báo chí Đại hội lần thứ XIII của Đảng sẵn sàng đi vào hoạt động
-
TPHCM cần ưu tiên dự án xử lý rác thân thiện môi trường
-
Hôm nay, chính quyền TP Thủ Đức bắt đầu hoạt động
-
Khai mạc lễ hội Tết Việt
-
Tăng cường kiểm tra thực phẩm tại chợ truyền thống gần tết
-
CSGT Công an 7 tỉnh, thành phố giáp ranh ký kết phối hợp đảm bảo TTATGT – TTXH
-
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan gợi mở về mô hình tạo việc làm cho người sau cai
-
Yêu cầu chủ đầu tư dự án điện mặt trời Mỹ Hiệp phải giữ lời hứa