Tiền nào của đó

- Đề xuất của Cục Hàng không xứ mình về việc bỏ trần giá vé máy bay đang tạo ra những tranh luận trái chiều. Phía ủng hộ bỏ trần cho rằng điều đó sẽ thúc đẩy thị trường. Phía phản đối lại e ngại khi đó các hãng bay sẽ bắt tay với nhau chèn ép người tiêu dùng. Vậy bên nào có lý?

- Chỉ khi lấy thực tế thị trường làm thước đo thì mới trả lời rành rẽ cho câu hỏi đó. Lúc chỉ có một hãng hàng không, giá vé luôn cao, dịch vụ kém, và hành khách thường phải im re chịu trận. Thêm nhiều hãng cùng kinh doanh, bộ mặt thị trường khác liền, vừa sôi động lại vừa tăng chất lượng dịch vụ. Nếu vì bỏ trần giá mà họ bắt tay nhau làm giá, lập tức hàng triệu khách hàng sẽ là bên phán quyết.

- Đúng boong. Lối làm ăn cũ đặt nặng vai trò cầm trịch của cơ quan quản lý. Còn đã ủng hộ cạnh tranh lành mạnh thì người “cầm roi” chính là đông đảo khách hàng. Lợi ích thiết thân sẽ thúc đẩy quyền chọn lựa đa dạng, và điều đó càng thúc đẩy cạnh tranh. 

- Vậy chuyện cốt lõi để người tiêu dùng luôn được bảo vệ là gì?

- Đó là quy mô của thị trường đủ lớn. Thị trường càng nhỏ thì càng dễ xuất hiện doanh nghiệp độc quyền, chèn ép người mua. Cạnh tranh làm thị trường lớn mạnh, minh bạch. Giá cả và dịch vụ thật sự cạnh tranh, người tiêu dùng mới có quyền lựa kiểu tiền nào của đó.

Tin cùng chuyên mục