PHÓNG VIÊN: Thưa ông, vận chuyển cấp cứu bằng đường hàng không đã và đang được nhiều quốc gia triển khai, tại TPHCM hiện cũng có nhiều bệnh viện đang hướng đến loại hình vận chuyển cấp cứu này. Ông đánh giá sao về triển vọng này?
PGS-TS TĂNG CHÍ THƯỢNG: Cấp cứu bằng đường hàng không (Air ambulance) dùng để chỉ việc sử dụng các phương tiện giao thông đường hàng không như máy bay hoặc trực thăng để vận chuyển bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch từ hiện trường tai nạn hoặc từ các bệnh viện tuyến đầu đến các bệnh viện tuyến cuối để được can thiệp điều trị.
Trên thực tế, loại hình này rất khó triển khai cho những nước nghèo vì chi phí vận hành rất cao, chưa kể những yêu cầu nghiêm ngặt về phương tiện hàng không (bao gồm cả phi hành đoàn) và hạ tầng giao thông đường không, về các quy chế phối hợp giữa nơi cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng không và dịch vụ cấp cứu ngoài bệnh viện, tại bệnh viện. Cấp cứu bằng đường hàng không là ước mơ của mỗi thầy thuốc tham gia công tác cấp cứu ngoài bệnh viện, các thầy thuốc chuyên khoa cấp cứu và của cả ngành y tế.
Chính sự phát triển của khoa học - công nghệ trong lĩnh vực y học càng làm ước mơ này ngày càng cháy bỏng, nhất là cấp cứu những bệnh lý cần các phương tiện can thiệp chuyên sâu và sau can thiệp người bệnh được cứu sống và có chất lượng cuộc sống tốt, cụ thể như trong cấp cứu đột quỵ, đa chấn thương, cấp cứu sản khoa, cấp cứu nhi khoa… Như cấp cứu đột quỵ, hiện nay rất nhiều bệnh viện đa khoa, chuyên khoa của TP hoàn toàn có năng lực can thiệp chuyên sâu với bệnh lý gây chết người này và đã cứu sống rất nhiều trường hợp nguy kịch nếu người bệnh được đưa đến bệnh viện kịp thời, trong “giờ vàng”. Điều này sẽ rất khó xảy ra nếu như người bị đột quỵ ở vùng sâu, vùng xa, nơi chưa có điều kiện triển khai những kỹ thuật chẩn đoán và điều trị chuyên sâu. Trong tương lai, nếu cấp cứu đường hàng không được triển khai thì việc cấp cứu người dân bị đột quỵ ở vùng sâu, vùng xa hoàn toàn có thể thực hiện được.
Ngành y tế TPHCM hiện chỉ sử dụng 2 loại phương tiện cấp cứu ngoài bệnh viện đó là xe hơi cấp cứu và xe Honda cấp cứu. Ngoài các xe cấp cứu của Trung tâm Cấp cứu TP, ngành y tế còn huy động xe cấp cứu của các bệnh viện tham gia làm trạm cấp cứu vệ tinh trong tình hình còn khó khăn về xe cấp cứu. Còn loại hình xe Honda cấp cứu là sản phẩm sáng tạo của ngành y tế TP nhằm đáp ứng yêu cầu đưa y bác sĩ đến hiện trường nhanh nhất có thể trong điều kiện giao thông bị tắc nghẽn hoặc phải vào các hẻm nhỏ, sâu tại các khu dân cư. Ngoài Bệnh viện Quân y 175, hàng loạt bệnh viện đã và đang xây dựng sân bay trực thăng để đón đầu xu hướng cấp cứu người bệnh trong tương lai như Bệnh viện Nhân dân 115, Ung bướu cơ sở 2, Nhi đồng TP, Bệnh viện Tim Tâm Đức, Bệnh viện Chợ Rẫy - Phnom Penh (Campuchia)... |
PGS-TS TĂNG CHÍ THƯỢNG: Ngay tại các nước có hệ thống y tế phát triển, việc vận chuyển cấp cứu bằng đường hàng không cũng không được vận dụng một cách rộng rãi do chi phí cho dịch vụ này lớn. Bên cạnh việc tham gia thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt, cấp cứu đường hàng không cần chọn lọc ưu tiên cho những trường hợp bệnh lý nguy kịch có thể can thiệp điều trị chuyên sâu trong khoảng thời gian nhất định cho phép và mang lại chất lượng cuộc sống tốt sau can thiệp, như đa chấn thương sau tai nạn, đột quỵ, cấp cứu sản khoa... xảy ra ở những vùng xa, vùng hải đảo. Gần đây, tại một số nước phát triển trong khu vực, với sự phát triển của kỹ thuật ghép tạng, việc vận chuyển tạng của người hiến tặng đến bệnh viện để ghép tạng cho người nhận cũng được xem xét bổ sung vào danh sách cấp cứu bằng đường hàng không.
Tại TPHCM, trước đây, các ca bệnh nặng, phức tạp được cấp cứu bằng đường không, nhưng phải được đưa về sân bay Tân Sơn Nhất, sau đó dùng xe cứu thương chuyển tiếp bệnh nhân về bệnh viện. Với cách này thì các bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân không cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng gì, chỉ cần vận dụng và phát huy tốt quy trình báo động đỏ giữa 3 phía: nơi chuyển bệnh, Trung tâm Cấp cứu 115 và bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân. Tuy nhiên, cách làm này sẽ kéo dài thêm một khoảng thời gian nhất định, ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Lý tưởng nhất vẫn là tiếp nhận bệnh nhân ngay bãi đáp trực thăng trong khuôn viên bệnh viện, khi đó thời gian chuyển bệnh nhân đến bệnh viện được rút ngắn. Đây là yếu tố mang tính quyết định đến kết quả điều trị, nhất là những bệnh lý cần được can thiệp trong khoảng thời gian vàng, như đột quỵ chẳng hạn. Tuy nhiên, cần tính đến chi phí - hiệu quả khi đầu tư sân bay trực thăng trên nóc các khối nhà trong bệnh viện, không nhất thiết mỗi bệnh viện đầu ngành đều có bãi đáp trực thăng vì TP đã có Trung tâm Cấp cứu chịu trách nhiệm vận chuyển bệnh nhân nặng giữa các bệnh viện cũng như quy trình phối hợp giữa các chuyên khoa của các bệnh viện theo quy trình báo động đỏ đã phát huy tác dụng, việc quy hoạch phát triển sân bay trực thăng trong các bệnh viện cũng cần được tính trong tương lai.
Hà Nội: 3 bệnh viện có sân đậu trực thăng Hiện Hà Nội có 3 bệnh viện lớn là Bạch Mai, Trung ương Quân đội 108 và Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đều có sân đậu trực thăng trên tầng thượng của bệnh viện để phục vụ việc vận chuyển cấp cứu, điều trị cho các bệnh nhân trong các các trường hợp khẩn cấp, tối khẩn cấp, nhất là khi có thiên tai, thảm họa xảy ra nhưng thực tế cho thấy hoạt động này vẫn rất khiêm tốn. Hầu hết các chuyến bay cấp cứu vận chuyển người bệnh từ các vùng sâu, vùng xa, hải đảo đều được thực hiện bởi Công ty Trực thăng miền Bắc (Binh đoàn 18 - Tổng công ty Trực thăng Việt Nam, Bộ Quốc phòng). Đơn vị này đã thực hiện thành công nhiều chuyến bay cấp cứu y tế đưa người bệnh bị tai nạn ở Hà Giang, Điện Biên, đảo Bạch Long Vĩ, Lào Cai về các bệnh viện lớn ở Hà Nội để điều trị. Theo các chuyên gia y tế và lãnh đạo một số bệnh viện lớn, cấp cứu y tế bằng hàng không nói chung, bằng trực thăng nói riêng là loại hình dịch vụ khá phổ biến ở các nước phát triển bởi có ưu thế là nhanh chóng, khẩn trương, khắc phục tốt nhất trở ngại về địa hình. Ở Việt Nam, việc vận chuyển, cấp cứu y tế bằng đường hàng không cũng đã có những bước phát triển. Điển hình là trong khoảng 3 năm trở lại đây đã có nhiều cuộc vận chuyển nội tạng người hiến tặng từ Bắc vào Nam hoặc ngược lại bằng máy bay thương mại để thực hiện các ca ghép tạng cho người bệnh. Tuy nhiên việc vận chuyển cấp cứu y tế bằng trực thăng vẫn còn khá hạn chế do những rào cản về giá dịch vụ, các quy định thủ tục về vùng bay, an ninh quốc phòng cùng với đó là các yếu về thời tiết và địa hình. Vì thế lâu nay việc vận chuyển cấp cứu bằng trực thăng chủ yếu là người nước ngoài, hoặc các trường hợp rất khẩn cấp, thiên tai, bão lũ, tai nạn nguy kịch với số lượng lớn bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa mà các phương tiện vận chuyển đường bộ không thể tiếp cận được. QUỐC KHÁNH |
PGS-TS TĂNG CHÍ THƯỢNG: Vừa qua, Bệnh viện Quân y 175 đã tổ chức ra mắt loại hình cấp cứu này và có một buổi diễn tập thực tế thành công với 2 tình huống cấp cứu đa chấn thương và đột quỵ của người dân ở xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ và huyện đảo Trường Sa được sơ cứu và chuyển thẳng về Bệnh viện Quân y 175 bằng máy bay trực thăng. Ngay sau khi đáp xuống sân bay trên nóc nhà của Viện Chấn thương Chỉnh hình, bệnh nhân đa chấn thương được các y bác sĩ chuyển ngay bằng băng ca xuống khoa Hồi sức tích cực và sau đó là khoa Phẫu thuật gây mê để được can thiệp điều trị, riêng bệnh nhân đột quỵ được hội chẩn ngay với các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh của Bệnh viện Nhân dân 115 và được điều trị tiêu sợi huyết kịp thời. Điều này đã khẳng định cấp cứu bằng đường hàng không với sự tham gia của các bệnh viện đầu ngành trên địa bàn TP là hoàn toàn khả thi.
Với tinh thần phối hợp chặt chẽ giữa các bệnh viện chuyên khoa, đa khoa của thành phố với Bệnh viện Quân y 175 trong nhiều năm qua đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong công tác chăm sóc sức khỏe người dân TP và người dân khu vực phía Nam, có thể nói buổi lễ ra mắt bãi đáp trực thăng tại Bệnh viện Quân y 175 còn có ý nghĩa mang tính đột phá mở ra hướng đi mới cho ngành y tế TP trên lộ trình chuyên nghiệp hóa công tác cấp cứu ngoài bệnh viện. Trong tương lai không xa, hình ảnh các sân bay trực thăng trên nóc nhà của các bệnh viện tuyến cuối trên địa bàn thành phố sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân càng tạo thêm điểm nhấn mang tính chuyên nghiệp của một trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á mà toàn ngành y tế TP đang hướng đến.
Vậy để có thể hoàn thiện thực hiện cấp cứu bằng đường hàng không, theo ông cần làm gì?
PGS-TS TĂNG CHÍ THƯỢNG: Tính khả thi cho hoạt động cấp cứu bằng đường hàng không tại TPHCM đã có, việc còn lại là làm thế nào để phát triển và vận hành hiệu quả hệ thống này. Chúng tôi hy vọng sẽ sớm có những quy định chuyên môn và pháp lý, những quy chế phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan để đưa loại hình cấp cứu bằng đường hàng không sớm được triển khai hiệu quả. Trước mắt, Sở Y tế TPHCM và Bệnh viện Quân y 175 sẽ tăng cường phối hợp trong công tác cấp cứu ngoài bệnh viện cho người dân TP và người dân các tỉnh trong khu vực. Theo đó, Bệnh viện Quân y 175 là một trạm cấp cứu vệ tinh đồng thời cũng là bệnh viện tuyến cuối tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu được chuyển đến theo đường bộ, đồng thời thống nhất phương án phối hợp chuyên môn trong cấp cứu đường không.
Xin cảm ơn ông.
Bệnh viện 108 lập kỷ lục về 5 ca ghép gan trong 1 tuần Ngày 20-12, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Bệnh viện 108) cho biết, trong tuần qua, các bác sĩ của bệnh viện đã lập kỷ lục về ghép tạng khi thực hiện 5 ca ghép gan, trong đó có 2 ca theo kế hoạch, 2 ca cấp cứu, 1 ca cấp cứu tối khẩn cấp. GS-TS Mai Hồng Bàng, Giám đốc Bệnh viện 108, cho biết, một trong các trường hợp đặc biệt trong số 5 ca ghép gan này là lần đầu tiên, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia phối hợp 3 bệnh viện gồm: Bệnh viện 108, Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức thành công điều phối lấy tạng từ Bệnh viện Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong 20 giờ, kíp bác sĩ của Bệnh viện 108 đã hoàn tất các công đoạn gồm: đánh giá chức năng tạng, lấy tạng từ người cho chết não và gấp rút chuyển về Hà Nội để có thể ghép trong thời gian ngắn nhất. QUỐC LẬP |