Cụ thể, tại ga Hà Nội sẽ lắp 6 làn với 10 cổng soát vé tự động, tại ga Đà Nẵng lắp 2 làn với 3 cổng soát vé tự động tại ga Sài Gòn lắp 3 làn với 5 cổng soát vé tự động.
Về quy trình, hành khách đi tàu sẽ quét mã vé trên giấy hoặc trên màn hình điện thoại vào đầu đọc của cổng soát vé. Nếu phù hợp cổng sẽ tự động mở cửa cho một người qua. Nếu vé không hợp lệ, sẽ không mở cổng và thông báo cho hành khách biết trạng thái qua đèn LED và âm thanh.
Trong trường hợp vé hợp lệ nhưng cổng kiểm soát vé tự động không mở, nhân viên đường sắt sẽ trực tiếp sử dụng mã code được cấp để mở cổng cưỡng bức khi hệ thống lỗi hoặc gặp sự cố.
Vé hợp lệ là vé đã bán trên hệ thống, đi đúng chuyến tàu, ngày đi, ga đi, cửa vé do nhà ga quy định và chưa sử dụng.
Tại các cụm cửa soát vé tự động, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ bố trí nhân viên thường trực để hỗ trợ và hướng dẫn hành khách.
Cùng với việc lắp đặt thiết bị soát vé tự động tại 3 ga hành khách trọng điểm, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng thực hiện việc tổ chức kiểm soát vé của hành khách đi tàu tại các cổng ra vào các ga Lào Cai, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Vinh, Đồng Hới, Huế, Nha Trang, Diêu Trì. Đồng thời, bãi bỏ quy định kiểm soát vé trên ke ga và tại cửa toa xe hành khách lên tàu. Trong trường hợp phát hiện hoặc nghi ngờ có người lên tàu không có vé hoặc sử dụng thẻ lên tàu không hợp lệ thì nhân viên tổ công tác trên tàu được tổ chức kiểm tra, kiểm soát lại vé.
Người đi đón, tiễn hành khách đi tàu được bố trí đợi tại các khu vực phòng đợi, sảnh các ga, bên ngoài cổng kiểm soát vé hành khách đi tàu.
Sau khi có thông tin Thanh tra Chính phủ phát hiện Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thu phí ô tô vào sân bay sai quy định với tổng số tiền lên tới hơn 500 tỷ đồng, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) cho biết, hiện Cục HKVN chưa nhận được kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Theo ông Đinh Việt Thắng, vấn đề thu phí ô tô ra vào sân bay không thuộc nằm trong danh mục giá, phí mà Bộ Giao thông Vận tải quản lý mà do các đơn vị cung ứng dịch vụ đăng ký với chính quyền địa phương, đặc biệt là các sở tài chính địa phương. Việc thu phí ô tô ra vào của các nước trên thế giới cũng khác nhau, cũng có quốc gia chỉ thu phí gửi xe. Đối với các cảng hàng không Việt Nam, mô hình hiện nay thu cả ra vào và thu phí đỗ lại theo quy định về giờ, mức thu ACV đăng ký với sở tài chính, cơ quan thuế. Nếu Thanh tra Chính phủ có kết luận thì vấn đề nào liên quan tới ngành hàng không Cục HKVN sẽ làm rõ.
Về ý kiến đề nghị không thu phí ra vào sân bay, ông Thắng cho biết, sẽ nghiên cứu kỹ kết luận Thanh tra Chính phủ về vấn đề này, rà soát những bất cập trong quá trình triển khai để báo cáo lên Bộ Giao thông Vận tải có hướng xử lý cho phù hợp với thực tế và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo Luật Đất đai 2013 và Luật Hàng không dân dụng quy định về việc Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng với diện tích đất làm đường giao thông ngoài khu bay, vì vậy, Thanh tra Chính phủ kết luận, ACV có trách nhiệm chính trong việc thu không đúng quy định đối với một số giá dịch vụ phi hàng không.
Theo đó, có 21/22 cảng hàng không do ACV quản lý đang thu tiền dịch vụ sử dụng đường dẫn vào nhà ga hàng không đối với các ô tô đưa, đón trả khách (không sử dụng dịch vụ trông, giữ xe; chỉ tạm dừng dưới 3-5 phút để đón, trả khách) với mức giá vé lượt từ 7.000-30.000 đồng và vé tháng từ 600.000-1,65 triệu đồng. Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ 1-1-2012 đến 31-12-2015, tổng doanh thu từ việc thu phí ra vào 19/21 cảng hàng không là 551 tỷ đồng.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ, việc thu tiền dịch vụ này đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho hành khách và thiếu vai trò giám sát của Bộ GTVT.