Trước nguy cơ lan rộng dịch sởi ở miền Bắc - Những người dưới 30 tuổi nên đi tiêm vaccine

Trước nguy cơ dịch sởi đang lan rộng ở miền Bắc với trung bình có 5 - 6 ca nhập viện mỗi ngày, cùng với sự hoang mang, lo lắng của người dân về biện pháp nhận biết và phòng tránh, PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà (ảnh), Phó Viện trưởng Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia.
Trước nguy cơ lan rộng dịch sởi ở miền Bắc - Những người dưới 30 tuổi nên đi tiêm vaccine

Trước nguy cơ dịch sởi đang lan rộng ở miền Bắc với trung bình có 5 - 6 ca nhập viện mỗi ngày, cùng với sự hoang mang, lo lắng của người dân về biện pháp nhận biết và phòng tránh, PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà (ảnh), Phó Viện trưởng Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia.

° Ông có thể cho biết các dấu hiệu khác nhau về bệnh cảnh của sởi giữa trẻ em và người lớn?

Trước nguy cơ lan rộng dịch sởi ở miền Bắc - Những người dưới 30 tuổi nên đi tiêm vaccine ảnh 1

° Ông NGUYỄN HỒNG HÀ: Thực tế, bệnh cảnh lâm sàng của sởi ở cả trẻ em và người lớn thường có biểu hiện chung như: sốt cao, viêm đường hô hấp, phát ban. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ dấu hiệu viêm đường hô hấp rõ rệt hơn như ho, chảy mũi, mắt mọng đỏ, sốt rất cao.

Qua theo dõi các bệnh nhân là người lớn mắc sởi nhập viện thời gian gần đây cho thấy, họ đều có biểu hiện sốt cao đột ngột, đau người, viêm đường hô hấp, ho, chảy nước mũi... Sau 2-3 ngày người bệnh bị nổi ban ở mặt, gáy, sau đó lan ra khắp người.

° Người lớn mắc sởi sẽ gặp các biến chứng nguy hại gì, thưa ông?

° Đối với người lớn mắc bệnh sởi thì ít gặp các biến chứng về đường hô hấp, tuy nhiên lại trội lên bệnh viêm màng não và các biến chứng nặng. Bệnh nhân sau khỏi có thể dẫn đến các di chứng liệt, động kinh, ngớ ngẩn và tỷ lệ tử vong khá cao, khoảng 15%. Điều nguy hại chính là những di chứng của bệnh sởi ở người lớn thường khó nhận biết để ngăn chặn. Thông thường sau khi bệnh nhân tưởng đã khỏi bệnh như hết sốt, hết phát ban thì sẽ xuất hiện trở lại sốt li bì và khi đó nhiều người đã bị viêm não màng não với các biến chứng nặng.

° Trước nguy cơ dịch có thể tiếp tục lan rộng, ông có lời khuyên gì đối với người dân ?

° Virus sởi rất dễ lây lan, đặc biệt qua đường hô hấp. Do đó, người dân ở độ tuổi dưới 30 nên đi tiêm phòng vaccine sởi, kể cả trong trường hợp chưa tiêm vaccine này cũng như đã tiêm một lần từ nhỏ. Còn với những người có biểu hiện mắc bệnh như sốt cao chưa rõ nguyên nhân, gia đình nên cách ly bệnh nhân ở phòng riêng, cho đeo khẩu trang, tránh cho tiếp xúc với những người trẻ. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi và cho ăn uống đầy đủ, đặc biệt chú ý giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lau người bằng nước ấm, không nên kiêng nước. Khi cơ thể có dấu hiệu sốt cao kèm theo phát ban đỏ toàn thân và ho, hắt hơi, chảy mũi thì cần phải đến ngay cơ sở y tế để tránh gặp các biến chứng nặng.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đã đưa ra bản hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sốt phát ban dạng sởi gửi lên Bộ Y tế để lấy thêm ý kiến chuyên gia nhằm sớm ban hành rộng rãi, góp phần ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm này.

QUỐC LẬP

Theo thống kê sơ bộ của Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia, có khoảng 340 trường hợp ở Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng, Hòa Bình… bị sốt phát ban vào viện, gần 150 người trong số này dương tính với bệnh sởi. Hiện nay, dịch bệnh nguy hiểm này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, lưu lượng bệnh nhân mắc sởi, chủ yếu ở độ tuổi từ 18-40, nhập viện tiếp tục đông. 

Tin cùng chuyên mục