Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc cần được kế thừa và phát huy

Ngày 14-12, tại Hà Nội, Ban Liên lạc học sinh miền Nam Trung ương phối hợp với TP Hà Nội và Bộ GD-ĐT tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc (1954 - 2014).
Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc cần được kế thừa và phát huy

(SGGP).- Ngày 14-12, tại Hà Nội, Ban Liên lạc học sinh miền Nam Trung ương phối hợp với TP Hà Nội và Bộ GD-ĐT tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc (1954 - 2014).

Tới dự lễ kỷ niệm có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải; Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị; và sự có mặt của hơn 600 thầy cô các trường nuôi dạy học sinh miền Nam trên đất Bắc và gần 3.000 học sinh miền Nam đại diện cho 32.000 học sinh miền Nam trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc cần được kế thừa và phát huy ảnh 1

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các đại biểu về dự lễ kỷ niệm 60 năm Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc.

Cách đây tròn 60 năm, sau Hiệp định Geneve, thực hiện chủ trương của Bác Hồ, Trung ương Đảng và Chính phủ, hệ thống trường học sinh miền Nam trên đất Bắc đã được thành lập. Từ năm 1954 - 1975, trải qua 21 năm đã có trên 32.000 con em của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam được đưa ra nuôi dưỡng và dạy dỗ tại các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc. Trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, ở miền Bắc còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, song Đảng, Bác Hồ và nhân dân miền Bắc đã dành những điều kiện tốt nhất để nuôi dưỡng và dạy dỗ các thế hệ học sinh miền Nam. Đặc biệt, Bác Hồ đã cử những thầy cô giáo vững vàng nhất về chính trị, năng lực chuyên môn và phương pháp sư phạm tốt nhất, cử các cô, các chú phục vụ tâm huyết và tận tình nhất về các trường học sinh miền Nam để làm nhiệm vụ nuôi dạy học sinh. Nhờ đó, hơn 32.000 học sinh miền Nam đều đã trưởng thành và có những đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp đấu tranh chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, cũng như cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đã có 4 học sinh miền Nam là ủy viên Bộ Chính trị, trên 40 học sinh miền Nam là ủy viên Trung ương Đảng và hàng chục tướng lĩnh, bí thư, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, hàng trăm nhà khoa học, nhà giáo, nhà doanh nghiệp thành đạt, nhiều Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động... xuất thân từ những học sinh miền Nam trên đất Bắc.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, trường học sinh miền Nam trên đất Bắc là một trong những mô hình giáo dục thành công nhất của nền giáo dục - đào tạo cách mạng của nước ta. Thành tựu to lớn rất đáng tự hào của các trường học sinh miền Nam là trong hoàn cảnh hết sức khó khăn nhưng vẫn có chất lượng giáo dục đặc biệt, đã cung cấp cho đất nước đội ngũ cán bộ đông đảo với chất lượng cao. Nhiều anh chị em được nuôi dạy ở các trường học sinh miền Nam đã tham gia trực tiếp vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Nhiều người đã anh dũng hy sinh trên các chiến trường. Khi đất nước thống nhất, phần lớn học sinh miền Nam trở về quê hương, có những đóng góp tích cực trong xây dựng quê hương, xây dựng Tổ quốc. Nhiều người đã trở thành cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, các địa phương... Dù giữ cương vị nào, những cán bộ được nuôi, dạy, đào tạo trong hệ thống trường học sinh miền Nam trên đất Bắc đều trung thành vô hạn với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân; sống có lý tưởng, xả thân vì nghĩa lớn, kính trọng, mang ơn người thầy và nặng nghĩa tình với nhân dân miền Bắc. “Mô hình trường học sinh miền Nam trên đất Bắc chỉ tồn tại hơn 20 năm nhưng những thành tựu và kinh nghiệm của nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục - đào tạo, phương pháp dạy và học, việc thực hiện nguyên lý giáo dục toàn diện học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội; kết hợp học tập kiến thức với rèn luyện phẩm chất đạo đức của học sinh; việc xây dựng quan hệ thầy trò sâu đậm, thi đua dạy tốt học tốt là hết sức bổ ích cần phải được kế thừa và phát huy” - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh. Đồng thời, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đề nghị Bộ GD-ĐT nghiên cứu kỹ những thành công của các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc để tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nước.

Dịp này, Bộ GD-ĐT cũng tổ chức buổi gặp gỡ và tri ân gần 600 thầy cô đã có công nuôi dưỡng, đào tạo con em đồng bào miền Nam trong các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc giai đoạn 1954 - 1975. Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định, việc làm của các thầy, các cô, các chú đã ghi dấu son vào lịch sử của nền giáo dục và nền giáo dục cách mạng Việt Nam. Các thầy, các cô đã nêu tấm gương sáng cho lớp lớp các thầy cô giáo đi sau đang làm nhiệm vụ trong sự nghiệp trồng người.

LÂM NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Xây dựng Đảng

Đồng chí Lê Hoàng Hà, Bí thư Quận ủy phát biểu tại hội nghị

Quận ủy Tân Bình: Tăng tốc thực hiện các chương trình, công trình trọng điểm

Các đảng ủy, chi ủy cơ sở, các ban, ngành, đoàn thể quận tiếp tục thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội các cấp. Đồng thời, thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh và tăng tốc thực hiện các chương trình, công trình trọng điểm của quận.

Việt Nam và Thế giới

Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam - Vương quốc Anh lần thứ 4 đã diễn ra tại Hà Nội. Ảnh: Đại sứ quán Anh

Anh - Việt Nam tăng cường hợp tác quốc phòng

Theo thông tin của Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, trong 2 ngày 29 và 30-3, Nam tước Goldie, Quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh, đã tới thăm Việt Nam nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác quốc phòng song phương.

Vững lòng biển đảo

ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP

Cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng

Cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng

Những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang bước vào đợt vận động bầu cử. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, bà Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM khẳng định, MTTQ các cấp sẽ hỗ trợ tối đa, tạo điều kiện để các ứng viên có cơ hội được trình bày chương trình hành động của mình. Qua đó, cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM Tô Thị Bích Châu tiếp nhận quà của Tổng Lãnh sự Thái Lan tại TPHCM giúp đỡ người dân miền Trung khắc phục hậu quả bão lụt trong năm 2020

Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam: Thúc đẩy tinh thần Đổi mới ngày càng sâu rộng

Trong suốt thời gian từ ngày 25-1 đến ngày 1-2-2021, Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐSCVN) đã diễn ra thành công tốt đẹp ở Thủ đô Hà Nội. Tôi xin chúc mừng Việt Nam đã đạt được những thành tựu tại kỳ Đại hội này. Đây là dấu mốc ý nghĩa và quan trọng trong lịch sử và sự phát triển đất nước, thúc đẩy tinh thần Đổi mới ngày càng sâu rộng.
Sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống

Sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống

Đại hội XIII của Đảng đã thành công tốt đẹp. Đặc biệt, với trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, người đảng viên, nhiều đại biểu đều khẳng định sẽ quyết tâm đưa nghị quyết Đại hội sớm đi vào cuộc sống. Phóng viên Báo SGGP ghi nhận một số ý kiến.
Quang cảnh Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Kết quả Đại hội XIII phản ánh thành tựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về lễ bế mạc Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như các kết quả bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII, trong đó nhấn mạnh việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.