Theo đó, ngành giáo dục phấn đấu 100% cán bộ, viên chức, nhân viên, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục được phổ biến, quán triệt các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; 100% trường tiểu học, THCS, THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tổ chức cho cha mẹ học sinh, học sinh, học viên ký cam kết với nhà trường trong việc không giao xe máy cho học sinh khi chưa đủ điều kiện, thực hiện đội nón bảo hiểm đúng quy cách.
Đặc biệt, 100% trường phổ thông phổ biến và giáo dục “văn hóa giao thông” cho học sinh, sinh viên; đồng thời phối hợp các cơ quan liên quan trên địa bàn xây dựng cổng trường an toàn, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.
Sở GD-ĐT TPHCM lưu ý, các trường cần đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền phù hợp lứa tuổi, cấp học nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh.
Các tin, bài viết khác
-
Công tác y tế phải đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022
-
TPHCM: Triển khai kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022
-
Bộ GD-ĐT kiến nghị miễn toàn bộ học phí cho học sinh THCS ngay từ năm học 2022 – 2023
-
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 - Những mốc thời gian quan trọng
-
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022: Thí sinh F0 được đặc cách xét tốt nghiệp, nhưng vẫn được thi nếu có nguyện vọng
-
Nỗi buồn danh hiệu
-
Dạy học môn Lịch sử: Tránh càng gỡ càng rối
-
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Phải chặt chẽ, bảo đảm quyền lợi người học
-
Nhiều chương trình hợp tác giữa ĐH Quốc gia TPHCM và UBND TPHCM
-
TPHCM yêu cầu trường học không được ép buộc phụ huynh mua sách tham khảo