Hiện nghiên cứu đã được giao cho Hội đồng nghiên cứu của Bộ Y tế thực hiện và kiểm duyệt để tiến tới triển khai tiêm sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên vào quý 4-2018.
Thực tế trong những năm qua đã ghi nhận nhiều trẻ dưới 9 tuổi bị mắc sởi vì miễn dịch của mẹ thấp, hoặc không có, nên không có khả năng truyền cho con. Do đó, cần phải đẩy sớm tuổi tiêm vaccine sởi, khuyến khích các bà mẹ trong tuổi sinh nở tiêm vaccine sởi, cũng như triển khai tiêm vét vaccine sởi cho các đối tượng có nguy cơ cao, nhằm mục tiêu tiến tới loại trừ bệnh sởi sau năm 2020.
Cùng với đó, Bộ Y tế tiếp tục tổ chức chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi - rubella cho trẻ 1 - 4 tuổi tại 17 tỉnh có nguy cơ cao. Đại diện Bộ Y tế cho biết, mặc dù tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em đã hơn 95% trên phạm vi toàn quốc nhưng vẫn còn tình trạng trẻ em không được tiêm chủng đầy đủ, tiêm chủng muộn, chủ yếu xảy ra tại khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, dẫn tới nguy cơ nhiều dịch bệnh hiểm dễ lây nhiễm và bùng phát.
Các tin, bài viết khác
-
Ngày 2-7, cả nước còn 30 bệnh nhân Covid-19 nặng, thêm 9.694 người khỏi bệnh
-
TPHCM yêu cầu nhà thuốc tiếp nhận đơn thuốc điện tử
-
ĐBSCL: Tỷ lệ tiêm vaccine mũi 3 và 4 còn thấp
-
Tuân thủ đúng quy định về đấu thầu, không để thiếu thuốc
-
Tiêm mũi 3, mũi 4 vaccine Covid-19 để tránh biến thể mới
-
Cảnh báo bệnh viêm não vào mùa
-
TPHCM: Hơn 600.000 lượt người tiêm vaccine Covid-19 trong tháng cao điểm
-
Ngày 1-7, thêm 8.345 người khỏi Covid-19, còn 25 bệnh nhân nặng
-
Công an vào cuộc vụ bé 4 tháng tuổi tử vong sau khi thở khí dung
-
Hà Nội phát hiện 3 trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.5 của Omicron