Vượt qua khúc ngặt

- Các hãng hàng không xứ mình tăng số chuyến bay khai thác mỗi ngày lên 30%. Ngoài chuyện dễ thấy là du lịch sôi động hơn, còn điều gì đáng chú ý trong con số đó?

- Trong nền kinh tế, không có lĩnh vực nào tồn tại riêng rẽ. Dịch vụ phục hồi, sẽ kéo theo những tác động có lợi cho sản xuất. Ví dụ các điểm đến có đông du khách trong nước sẽ giúp nhiều lĩnh vực có liên quan của địa phương đó tươi lên. Tác động tích cực không xảy ra liền, vì luôn có độ trễ. Nhưng nhìn du lịch khởi sắc, cũng đỡ đau bụng cho nhiều thứ khác.

- Chuyển động đó sẽ cần điều kiện nào thúc đẩy để chuyện làm ăn thực sự có lối ra?

- Thị trường xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào người ta, nên khó nói. Nhưng với thị trường trong nước, nguyện vọng của các doanh nghiệp là sớm có chính sách tài chính, thuế khóa dễ thở hơn. 88.000 doanh nghiệp đã phải đóng cửa, rời bỏ thị trường trong 5 tháng qua. Không có đơn hàng, vốn vay mắc khiến họ buộc phải dừng hoạt động. Nếu chi phí cho duy trì doanh nghiệp giảm đáng kể, cơ may cho nhiều mảng làm ăn sẽ tăng lên.

- Đúng thiệt. Có cách cho dòng tiền không bị tắc, doanh nghiệp sẽ tìm được cửa sống. Chính sách tốt là một phía, phía kia là mau chóng thực hiện những chính sách đó một cách hiệu quả. Có hỗ trợ kịp thời thì đa số doanh nghiệp sẽ vượt qua khúc ngặt.

Đọc nhiều nhất

Có thêm sức hút

- Vừa có 4.000 du khách quốc tế tới Nha Trang trên một siêu du thuyền. Cùng lúc, Đà Nẵng cũng nối lại tuyến bay quốc tế tới Incheon (Hàn Quốc). Những thông tin này có làm tăng thêm niềm lạc quan cho việc phục hồi du lịch quốc tế của xứ mình?

Sự kiện & Bình luận

Trái bòn bon và trách nhiệm “gác cửa”

Iceland vừa gửi cảnh báo lên hệ thống thông báo của Liên minh châu Âu (EU) về một sản phẩm nhập từ Việt Nam vi phạm quy định an toàn thực phẩm. Đó là một lô hàng bòn bon được xuất khẩu từ một doanh nghiệp ở quận Tân Bình (TPHCM), có mức dư lượng chất carbaryl lên tới 15,4±50% mg/kg (EU chấp nhận chỉ 0,01mg/kg).