Wikipedia cho bản đồ

Được biết đến như là “Wikipedia cho bản đồ, bất kỳ ai cũng có thể tải xuống ứng dụng OpenStreetMap và chỉnh sửa.
Nhiều vùng hẻo lánh ở châu Phi không có thông tin trên bản đồ
Nhiều vùng hẻo lánh ở châu Phi không có thông tin trên bản đồ

Theo Ivan Gayton, thành viên thuộc tổ chức từ thiện nhân đạo OpenStreetMap, đây là bản đồ đầy đủ và chính xác nhất cho nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là vùng nông thôn châu Phi, nơi thường có những khu vực bỏ trống nhưng là nơi hàng triệu người sinh sống.

Ivan Gayton tin rằng dữ liệu tốt hơn sẽ giải quyết các vấn đề chăm sóc sức khỏe quan trọng. Có những nơi, ví dụ như CHDC Congo, mọi thông tin về khu vực này đều không có trên các bản đồ trực tuyến, giống như một nơi không ai sinh sống. Trong trường hợp bùng phát dịch bệnh như Ebola hoặc Covid-19, theo dõi tiếp xúc là cách ngăn chặn dịch bệnh. Đây không phải là cách điều trị, đó là dữ liệu về sức khỏe cộng đồng và bản đồ chính xác sẽ giúp ích cho việc kiểm soát bệnh tốt hơn. Gayton đã nghiên cứu các nỗ lực lập bản đồ trong đợt bùng phát Ebola ở Tây Phi năm 2014-2015 và nhận thấy việc thiếu dữ liệu gây ra các vấn đề nghiêm trọng trong việc xác định các điểm nóng về dịch bệnh.

Đây là điều mà Liz Hughes, Giám đốc điều hành của Map Action, cũng đam mê. Tổ chức của cô giúp cung cấp bản đồ cho các tổ chức viện trợ và chính phủ, sử dụng cả công nghệ và tình nguyện viên. Cô ví dụ, các khu vực bị lũ lụt là những nơi cần có bản đồ cập nhật khẩn cấp. “Trong tình huống thiên tai hoặc dịch bệnh, chúng tôi có thể tìm ra nơi có nhu cầu cao nhất để thực hiện công tác viện trợ tốt hơn”. Các công ty công nghệ lớn như Google đã đầu tư số tiền rất lớn vào nỗ lực lập bản đồ của họ nhưng rất tiếc vẫn còn một lỗ hổng không nhỏ tại các vùng sâu, vùng xa.

Tin cùng chuyên mục