Học tập suốt đời vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của nhân dân. Việc xây dựng đề án nhằm đánh giá toàn diện, tổng thể kết quả và tác động của Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ giai đoạn 2014-2020”, chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn trong thực tiễn và bài học kinh nghiệm; nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, cơ chế, chính sách và các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ đến năm 2030.
Qua đó, tạo cơ sở pháp lý, điều kiện cho các cơ quan, đơn vị và các tổ chức cùng tham gia đóng góp; tạo động lực và khuyến khích mọi cá nhân trong xã hội tích cực tham gia học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ.
Theo lộ trình, các đơn vị liên quan sẽ tổ chức khảo sát, điều tra, thu thập dữ liệu, số liệu; tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả khảo sát và điều tra; xây dựng các chuyên đề và dự thảo Đề án theo từng lĩnh vực; tổng hợp, viết và chỉnh sửa, bổ sung dự thảo Đề án; dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ…
Dự kiến, Bộ VH-TT-DL sẽ tiến hành hoàn chỉnh hồ sơ Đề án và hoàn thành các thủ tục liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án và phổ biến nội dung Đề án vào tháng 12-2022.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Hiểm họa từ thuốc lá điện tử
-
Nhạc sĩ Hồ Hoài Anh đã đến cơ quan trình diện
-
Không để “lọt lưới” sai phạm
-
Giữ giá trị nguyên bản của di sản văn hóa thế giới
-
Triển lãm ảnh: Khoảnh khắc ấn tượng - Phòng chống Covid-19
-
Bộ ba diễn viên phim Mười trở lại ám ảnh trong phần mới
-
Sức bền cải lương tuồng cổ
-
Đừng đánh cắp niềm tin khán giả
-
Hà Anh Tuấn, Phương Thảo, Ngọc Lễ và Hoàng Dũng cùng kể “Những vết thương lành”
-
Đêm thơ nhạc kịch Hoa cúc xanh