Xuất bản 5 cuốn sách đầu tiên của Giải thưởng Văn học Kim Đồng

Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất đã nhận được hơn 200 bản thảo của các tác giả từ khắp mọi miền Tổ quốc. Trong những ngày tháng 3 này, 5 tác phẩm đầu tiên dự giải thưởng này đã được xuất bản và ra mắt bạn đọc nhỏ tuổi.

Xuất bản 5 cuốn sách đầu tiên của Giải thưởng Văn học Kim Đồng

Tập truyện Quà Tết của rừng xanh của tác giả Hồng Chiến gồm 14 truyện ngắn đầy hương vị của núi rừng Tây Nguyên. Tác giả đã khéo léo khai thác chất liệu từ bản sắc văn hóa bản địa cho đến sự phong phú của thiên nhiên nơi đây. Độc giả sẽ bị cuốn hút với những chi tiết đầy hiếu kỳ về những con thú trong rừng.

Anh 5 cuon sach.jpg
5 tác phẩm đầu tiên dự thi Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ 1 được xuất bản

Mùa động rừng là tiểu thuyết mới nhất của nhà văn Sương Nguyệt Minh. Tiểu thuyết gồm 20 chương kể về cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ của Cún Vàng giữa núi rừng Tam Điệp nguyên sơ mênh mông với những thợ săn, và những loài thú hoang dã. Cuốn sách ca ngợi vẻ đẹp hoang sơ, thiên nhiên kỳ vĩ oai hùng của núi rừng Tam Điệp và gióng lên tiếng tiếng chuông cảnh tỉnh lớn lao dữ dội về việc con người cần bảo vệ, tôn trọng và sống hòa hợp với thiên nhiên và muông thú trên trái đất để bảo vệ chính cuộc sống của mình. Mùa động rừng được nhà văn Sương Nguyệt Minh viết trong hơn 20 năm và là tiểu thuyết đầu tiên của ông viết cho thiếu nhi.

Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất (2023-2025) là giải thưởng do Nhà Xuất bản Kim Đồng tổ chức với mong muốn phát hiện thêm những cây bút viết cho thiếu nhi, có thêm các tác phẩm văn học mới, có chất lượng, truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa về con người, đất nước Việt Nam.

Cánh diều hình nốt nhạc là truyện dài của nhà văn Niê Thanh Mai. Cậu nhóc Đèn Pha chín tuổi là nhân vật chính trong câu chuyện. Đèn Pha sống với ông bà ngoại, mẹ và em gái, bố Đèn Pha là lính biên phòng chỉ thỉnh thoảng mới được về phép. Những câu chuyện bình dị xung quanh cuộc sống của Đèn Pha được tác giả Niê Thanh Mai kể với cảm xúc tươi tắn, sống động từ chuyện bố đóng chuồng gà, bà nuôi thỏ, trồng rau, ông làm bảo vệ, mẹ đan áo… qua mắt của Đèn Pha đều rất thú vị và đầy yêu thương. Trái tim trong sáng của cậu nhóc không ngừng được đắp bồi và mở rộng bởi những câu chuyện nhỏ xinh diễn ra mỗi ngày.

Dai nao nha ong ngoai.jpg
"Đại náo nhà ông bà ngoại" của nhà văn Nguyễn Xuân Thủy là truyện dài viết về bối cảnh mùa dịch dã tràn đến thành phố

Nhẩy lên và hét của Phong Điệp là câu chuyện học online giữa mùa dịch bệnh. Tác giả Phong Điệp đã ghi lại các chi tiết nóng hổi hiện thực, vui nhộn, sinh động, vào “sổ ghi bảng” những trò nghịch ngợm của đám học trò nhất quỷ nhì ma trước khi chúng bị “xóa khỏi bộ nhớ”. “Dịch bệnh không đáng sợ bằng việc chúng ta bị mất đi sức mạnh của tinh thần lạc quan ý chí quyết tâm và thậm chí không còn mơ ước”.

Trong Đại náo nhà ông bà ngoại , kể về căn nhà của ông bà ngoại “như một hang động để khám phá những điều bí ẩn”. Ở đó, không chỉ lũ trẻ được tận hưởng một kì nghỉ hè lịch sử mà người lớn cũng có dịp được đi một vé về tuổi thơ.

Tin cùng chuyên mục