Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ không kéo dài việc siết chặt giãn cách xã hội

Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ không áp dụng kéo dài việc siết chặt giãn cách xã hội mà tập trung vào việc phát hiện nhanh, khoanh vùng hẹp và dập dịch hiệu quả. 

Sáng 17-9, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp tục tổ chức hội nghị đối thoại trực tuyến với các hiệp hội, doanh nghiệp (DN) và nhà đầu tư trong nước đang hoạt động trên địa bàn để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo đó, hội nghị đã lắng nghe các ý kiến của đại diện các DN, nhà đầu tư trong các lĩnh vực: bất động sản, du lịch, chế biến thủy hải sản… trình bày những khó khăn, vướng mắc do dịch Covid-19. Trong đó, chủ yếu các DN mong muốn giải quyết các khó khăn trong việc thực mô hình “3 tại chỗ”, chính sách thuế, giãn nợ, mở cửa du lịch, cảng cá, và đặc biệt là nhanh chóng tiêm vaccine cho người lao động để ổn định sản xuất.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ không kéo dài việc siết chặt giãn cách xã hội ảnh 1 Hội nghị trực tuyến giữa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các doanh nghiệp trên địa bàn
Sau khi lắng nghe các ý kiến của các DN, ông Phạm Viết Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, với vị trí nằm trong khu kinh tế trọng điểm phía Nam, có đóng góp lớn cho ngân sách quốc gia và đặc biệt có hệ thống cảng biển nước sâu Cái Mép – Thị Vải liên quan đến chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu nên Chính phủ rất quan tâm đến tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Theo kế hoạch phân bổ của Bộ Y tế, tỉnh sẽ nhận được tổng cộng hơn 1,5 triệu liều vaccine Covid-19 để tiêm trong năm 2021 và cam kết nhanh chóng thực hiện tiêm vaccine cho người dân, trong đó ưu tiên cho người lao động tại các DN.
Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh sẽ không áp dụng kéo dài việc siết chặt giãn cách xã hội mà tập trung vào việc phát hiện nhanh, khoanh vùng hẹp và dập dịch hiệu quả. Để làm được việc đó, tỉnh kêu gọi cộng đồng DN rà soát lại để khi thực hiện dập dịch hẹp thì phải phát hiện nhanh, kịp thời khoanh vùng và xử lý trong vòng 14 ngày.

Ngoài ra, các DN cũng cần tái cấu trúc lại để thích nghi với tình hình mới (xác định dịch bệnh còn kéo dài) và nhanh chóng ứng dụng chuyển đổi số, thanh toán trực tuyến và đặc biệt thường xuyên liên hệ với chính quyền để giải quyết các vướng mắc, khó khăn.

Tin cùng chuyên mục