Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Bảo đảm bình đẳng về quyền, cơ hội giữa nam và nữ

Ngày 13-3, tại Hà Nội, Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức Hội nghị BCH mở rộng góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (dự thảo). Đa số ý kiến khẳng định, dự thảo đã cơ bản kế thừa các quy định hiện hành và thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng, các vấn đề lớn trong Cương lĩnh xây dựng đất nước, các văn kiện và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Tán thành và đánh giá cao nhiều quy định trong dự thảo liên quan đến vấn đề phụ nữ, gia đình, trẻ em, bình đẳng giới, nhiều ý kiến cho rằng về cơ bản các quy định này đã được kế thừa, bổ sung theo nguyên tắc bình đẳng và được quan tâm hơn.

Ngày 13-3, tại Hà Nội, Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức Hội nghị BCH mở rộng góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (dự thảo). Đa số ý kiến khẳng định, dự thảo đã cơ bản kế thừa các quy định hiện hành và thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng, các vấn đề lớn trong Cương lĩnh xây dựng đất nước, các văn kiện và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Tán thành và đánh giá cao nhiều quy định trong dự thảo liên quan đến vấn đề phụ nữ, gia đình, trẻ em, bình đẳng giới, nhiều ý kiến cho rằng về cơ bản các quy định này đã được kế thừa, bổ sung theo nguyên tắc bình đẳng và được quan tâm hơn.

Theo Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa, qua tổng hợp ý kiến đóng góp, thảo luận của các cấp hội và phụ nữ cơ sở, nổi lên một số vấn đề được các tầng lớp phụ nữ quan tâm, đặc biệt là vấn đề liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới thể hiện trong Điều 27 của dự thảo. Nhiều ý kiến đề nghị giữ lại trong điều này một số quy định tại Điều 63 Hiến pháp năm 1992, nhằm vừa bảo đảm bình đẳng giới vừa tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện vai trò làm mẹ, tái tạo nòi giống, nguồn nhân lực của đất nước. Đồng thời, sửa đổi theo hướng: Không chỉ lao động nữ có quyền hưởng các chế độ thai sản như Hiến pháp hiện hành mà đó là quyền của phụ nữ bởi ngoài lao động nữ còn có nữ nông dân, chị em nội trợ, buôn bán nhỏ... Đặc biệt, đề nghị có quy định phụ nữ sinh con đúng chính sách dân số có quyền được hưởng chế độ thai sản hoặc được Nhà nước hỗ trợ bằng nhiều hình thức; có chính sách tổ chức việc đóng bảo hiểm thai sản tự nguyện... Mặt khác, dự thảo quy định nam, nữ bình đẳng và có quyền ngang nhau nhưng trên thực tế, để thực hiện, cần có cơ hội và cơ hội đến với nam - nữ không như nhau do những khác biệt về thiên chức.

Do đó, Nhà nước cần tạo điều kiện, cơ hội như thế nào cho phù hợp với đặc thù giới tính của phụ nữ.

Liên quan đến các nội dung này, các ý kiến đề nghị bổ sung quy định: Hưởng chế độ thai sản là quyền của phụ nữ. Nhà nước có chính sách hỗ trợ phụ nữ khi sinh con không kể là phụ nữ có quan hệ lao động hay không. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo cơ hội để phụ nữ thực hiện quyền bình đẳng, tham gia quản lý lãnh đạo. Lao động nam, nữ làm việc có giá trị ngang nhau thì tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội như nhau. Công dân nam, nữ có trách nhiệm chia sẻ, hỗ trợ nhau trong gia đình và ngoài xã hội.

* Ngày 13-3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Các đồng chí: Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Trưởng ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, chủ trì hội nghị.

Qua thảo luận, nhiều ý kiến cho rằng lời nói đầu của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 còn dài, văn phong có chỗ còn chưa phù hợp. Các đại biểu đề nghị cần nghiên cứu để trình bày ngắn gọn, cô đọng, súc tích, dễ hiểu hơn trong phần thể hiện lời nói đầu; bảo đảm văn phong pháp lý, đồng thời phải có tính khái quát cao, nêu bật được truyền thống yêu nước của dân tộc. Thảo luận về Điều 9 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng), Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) và một số ý kiến khác tán thành với nhiều nội dung quy định trong dự thảo. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng tại khoản 3 của Điều 9 cần khẳng định “Nhà nước đảm bảo điều kiện để MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động” chứ không nên quy định như dự thảo là “Nhà nước tạo điều kiện”.

Qua thảo luận các nội dung tại Chương II của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, các đại biểu nhận xét các quy định đã tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền đề xuất nên sắp xếp theo hướng quy định cụ thể về quyền con người, sau đó tới các quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân; không nên sắp xếp đan xen như trong dự thảo. Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) tán thành với cách thể hiện như dự thảo, sắp xếp lại các điều theo các nhóm quyền để đảm bảo tính thống nhất giữa quyền con người và quyền công dân, bảo đảm tính khả thi. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị xem xét thống nhất lại cách thể hiện cho dễ hiểu, tránh lúc sử dụng từ “công dân” lúc là “mọi người”. Bàn về chế độ kinh tế, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương tán thành với quy định như dự thảo. Theo đại biểu, quy định một cách khái quát mà không quy định cụ thể các thành phần kinh tế và vai trò của từng thành phần như dự thảo bảo đảm nguyên tắc tôn trọng sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, bảo đảm tính ổn định lâu dài của các quy định của Hiến pháp.

Ngày 13-3, đoàn công tác Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 làm Trưởng đoàn, đã kiểm tra công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại tỉnh Bình Phước. Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo tỉnh Bình Phước cần tiếp thu các ý kiến trao đổi của các thành viên trong đoàn công tác của Trung ương về các tồn tại để tiếp tục có cách làm hiệu quả việc lấy ý kiến của nhân dân trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tỉnh Bình Phước phải đặc biệt quan tâm tới công tác tuyên truyền về bản dự thảo tới người dân, bởi bên cạnh việc thu được ý kiến đóng góp, một yêu cầu rất quan trọng nữa là giúp người dân hiểu nhiều hơn về Hiến pháp, nâng cao nhận thức, hiểu biết về vai trò, quyền lợi, nghĩa vụ của người dân được Hiến pháp quy định.

A.THƯ - T.T.X.

Ngày 13-3, tại TPHCM, Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Phát biểu tại hội thảo, GS-TS Mai Hồng Quỳ cho rằng việc hiến định chế độ kinh tế trong dự thảo Hiến pháp là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, cần quan tâm tính dự báo cho chế độ kinh tế vì Hiến pháp là đạo luật gốc, càng quy định chi tiết thì càng dễ dẫn đến khả năng vi hiến cao.

A.CHÂN

Tin cùng chuyên mục