Đến phố Tân Sơn (thị trấn Bút Sơn) hỏi về gia đình ông Nguyễn Hữu Ngôn, chúng tôi được người dân tận tình đưa đến tận nơi. Ngay khi bước vào nhà, có thể nhận ra ngay đây là một “bảo tàng” về nông nghiệp, bởi bức tường ngoài sân được gắn những tấm phù điêu, khảm đồng với các họa tiết, hoa văn sinh động về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Bên bức tường là các hàng chum lớn nhỏ, kế bên những cối đá, con lăn… Ông Ngôn tâm sự: “Mình sưu tầm các đồ dùng trong nông nghiệp cũng như sách vở viết về nông nghiệp lúa nước từ thời phong kiến đến hiện tại. Có 2 mảng đề tài lớn được mình trưng bày là đồ dùng, công cụ ở nông thôn và sách vở, đề mảng, địa bạ về nông thôn, tranh ảnh, trích lục nhất là từ thời phong kiến, thời áo nâu chân đất, thời con trâu đi trước cái cày theo sau”.
Với hàng ngàn hiện vật, ông Ngôn chia, sắp xếp, bài trí theo từng nhóm. Như công cụ sản xuất làm đất gồm cày, bừa, mảng tước, cuốc, rìu...; công cụ làm cỏ có cào, nạo, liềm, dao phát...; công cụ thủy lợi có gầu giai, gầu sòng, cọn nước...; dụng cụ làm luống, tỉa trồng, bảo quản chế biến có giương, bồ, chum, vại, chóe, lọ, be, hủ, nút...; dụng cụ săn bắt có súng, ná, bẫy, cung...; đánh bắt có đó, đơm, đăng, xiếc, lừ, chúm…; cối xay các loại…
Về lý do làm “bảo tàng” nông nghiệp, ông Ngôn kể, ông sinh ra và lớn lên ở nông thôn, gắn bó với nông nghiệp, sống với nông nghiệp, “hưởng lộc” từ nông nghiệp nên cái “nghiệp” nông nghiệp đã ngấm vào người. Đặc biệt, khi còn là giáo viên, ông rất thương học sinh. Cuộc sống khấm khá lên, quá trình đô thị hóa, các nông cụ hiện đại phát triển, các đồ vật, dụng cụ xa xưa cứ xa dần. Khi học các tác phẩm như Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố, Chí Phèo của nhà văn Nam Cao…, các em đều “ấm ớ” về những vật dụng, bối cảnh nhà văn miêu tả. Từ tình cảm, suy nghĩ đó, ông Ngôn bắt đầu công việc sưu tầm. Thời gian đầu ai cũng bảo ông Ngôn “hâm hâm”, rỗi việc, ông bỏ mặc ngoài tai, cứ rảnh là lại rong ruổi khắp các vùng đi tìm những thứ mà nhiều nhà đã vứt xó bếp, bỏ quên bên chái nhà. Có nhiều đồ được gia chủ cho, nhưng cũng có những thứ không chỉ phải mua bằng tiền mà còn phải “chèo kéo” bằng tình cảm.
Với hàng ngàn hiện vật, ông Ngôn chia, sắp xếp, bài trí theo từng nhóm. Như công cụ sản xuất làm đất gồm cày, bừa, mảng tước, cuốc, rìu...; công cụ làm cỏ có cào, nạo, liềm, dao phát...; công cụ thủy lợi có gầu giai, gầu sòng, cọn nước...; dụng cụ làm luống, tỉa trồng, bảo quản chế biến có giương, bồ, chum, vại, chóe, lọ, be, hủ, nút...; dụng cụ săn bắt có súng, ná, bẫy, cung...; đánh bắt có đó, đơm, đăng, xiếc, lừ, chúm…; cối xay các loại…
Về lý do làm “bảo tàng” nông nghiệp, ông Ngôn kể, ông sinh ra và lớn lên ở nông thôn, gắn bó với nông nghiệp, sống với nông nghiệp, “hưởng lộc” từ nông nghiệp nên cái “nghiệp” nông nghiệp đã ngấm vào người. Đặc biệt, khi còn là giáo viên, ông rất thương học sinh. Cuộc sống khấm khá lên, quá trình đô thị hóa, các nông cụ hiện đại phát triển, các đồ vật, dụng cụ xa xưa cứ xa dần. Khi học các tác phẩm như Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố, Chí Phèo của nhà văn Nam Cao…, các em đều “ấm ớ” về những vật dụng, bối cảnh nhà văn miêu tả. Từ tình cảm, suy nghĩ đó, ông Ngôn bắt đầu công việc sưu tầm. Thời gian đầu ai cũng bảo ông Ngôn “hâm hâm”, rỗi việc, ông bỏ mặc ngoài tai, cứ rảnh là lại rong ruổi khắp các vùng đi tìm những thứ mà nhiều nhà đã vứt xó bếp, bỏ quên bên chái nhà. Có nhiều đồ được gia chủ cho, nhưng cũng có những thứ không chỉ phải mua bằng tiền mà còn phải “chèo kéo” bằng tình cảm.
Như năm 2007, ông đến làng mộc Đạt Tài, xã Hoằng Hà tìm mua quạt lúa. Khi tìm được, người dân không bán, vì đây là quạt gỗ mà mấy gia đình chung nhau để làm. Sau nhiều lần thuyết phục và bỏ ra 3 triệu đồng (gần 1 tháng lương khi ấy) ông đã sở hữu được quạt lúa…
Bỏ công tìm hiểu, ông Ngôn được biết có nhiều bảo tàng nông nghiệp trên thế giới. Ngay như Đức, dù là đất nước công nghiệp nhưng họ vẫn có bảo tàng nông nghiệp. Các nước gần Việt Nam như Lào, Campuchia, Thái Lan… cũng có bảo tàng nông nghiệp. Vậy thì vì sao Việt Nam là một nước nông nghiệp lại không có bảo tàng về nông nghiệp?
Ông Ngôn trăn trở: “Nông nghiệp vẫn là bước đi cơ bản, trước sau gì đất nước mình vẫn là đất nước nông nghiệp. Vì thế, giữ cho được những kỷ vật về nông nghiệp một thời đã qua không chỉ là làm để kỷ niệm…”.
Năm 2012, ông Ngôn đã viết thư đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Bảo tàng nông nghiệp Việt Nam. Sau đó, ông nhận được hồi đáp từ Bộ VH-TT-DL, Bộ NN-PTNT đánh giá cao ý tưởng của ông. Lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam cùng chung ý tưởng với ông Ngôn nên đã cho xây dựng một phòng nông nghiệp ở Bảo tàng Nhà văn Việt Nam. Ông Ngôn cũng đã tặng cho phòng trưng bày này nhiều hiện vật của mình...