Theo đó, bệnh nhân 936 tên H.Đ.B. được điều trị trong 39 ngày (từ ngày 15-8) tại Bệnh viện dã chiến Hòa Vang. Sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính 3 lần với virus SARS-CoV-2, bệnh nhân được bệnh viện cho xuất viện và đưa về tận nhà cách ly 14 ngày dưới sự giám sát, theo dõi của cơ sở y tế địa phương.
Bác sĩ Đặng Công Quýt, Phó Trưởng khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện dã chiến Hòa Vang cho hay, bệnh nhân này khi nhập viện đã mắc nhiều bệnh nền nặng như tăng huyết áp, đái tháo đường, động mạch vành, tăng mỡ máu… Trong thời gian nằm viện kéo dài, bệnh nhân thường có cảm giác lo lắng, thiếu ăn, mất ngủ khi biết mình có kết quả xét nghiệm dương tính nhiều lần. Đến khi có kết quả âm tính liên tiếp bệnh nhân mới thoải mái và ăn uống, ngủ nghỉ bình thường.

Khi bệnh nhân cuối cùng mắc Covid-19 của TP Đà Nẵng được xuất viện, bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, chia sẻ: “Trong phòng chống dịch Covid-19 thì việc điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 là nhiệm vụ quan trọng, có yếu tố quyết định. Đặc biệt, lúc vừa bùng phát dịch, Đà Nẵng đã gặp bất lợi, áp lực lớn khi Bệnh viện Đà Nẵng bị phong tỏa. Nhưng may mắn là Bệnh viện dã chiến Hòa Vang và Bệnh viện Phổi Đà Nẵng đã góp vai trò rất quan trọng cho ngành trong công tác điều trị bệnh nhân Covid-19”.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Hiểm họa ngộ độc rượu
-
Hoàn thành tiêm chủng vaccine Covid-19 để trẻ an toàn tới trường
-
Cảnh báo cúm mùa khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp
-
Bộ Y tế phản ứng trước thông tin một số cơ sở, bác sĩ tự nhận chữa khỏi “bệnh đồng tính“
-
Ngày 8-8, số ca mắc mới Covid-19 và số bệnh nhân nặng đều tăng
-
“Nhập nhèm” công - tư trong ngành y tế chính là lãng phí nguồn lực nhà nước
-
TPHCM: Thêm 5 trường hợp ngộ độc rượu
-
Ngăn chặn nguy cơ dịch chồng dịch
-
Tăng cường giám sát hoạt động tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ
-
Vụ nhóm sinh viên ngộ độc methanol: Một bệnh nhân vẫn nguy kịch