Đây là một giải thưởng danh giá của Hội Đột quỵ thế giới dành cho các đơn vị Đột quỵ và Trung tâm Đột quỵ đạt các tiêu chí khắt khe, bao gồm khả năng huấn luyện con người, thiết bị chẩn đoán, điều trị đột quỵ cấp và hợp tác với các nhân viên chăm sóc đột quỵ khác. Quy trình này được xem xét bởi một cơ quan kiểm định quốc gia và 2 cơ quan kiểm định quốc tế. Ủy ban về Đơn vị Đột quỵ sẽ ra quyết định cuối cùng.

GS. Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế chia sẻ, thời gian tới, Trung tâm Đột quỵ của Bệnh viện Trung ương Huế quyết tâm phấn đấu đạt Giải thưởng Kim cương của Hội Đột quỵ thế giới trong cấp cứu và điều trị đột quỵ, với mục đích duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng điều trị bệnh nhân. Qua đó, góp phần xây dựng, phát triển bệnh viện thành Trung tâm Y tế chuyên sâu, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế.

Hiện mỗi năm ước tính Việt Nam có hơn 200.000 ca đột quỵ mới, với hậu quả hơn 11.000 người tử vong và trên 100.000 người bị tàn phế. Khi Việt Nam đạt tiêu chuẩn này, có nghĩa là các bệnh nhân đột quỵ Việt Nam đã được áp dụng các kỹ thuật điều trị tiến tiến, ngang bằng với chuẩn của các trung tâm đột quỵ trên thế giới, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh nhân đột quỵ, giảm tỷ lệ tử vong, giúp bệnh nhân sớm tái hòa nhập vào cộng đồng.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Ngành y tế TPHCM: Chủ động ứng phó 3 nguy cơ lớn
-
Hàng ngàn điểm nguy cơ thành ổ dịch sốt xuất huyết
-
7 đơn vị y tế tại Bà Rịa - Vũng Tàu thâm hụt hơn 78,5 tỷ đồng
-
Giám đốc Sở Y tế TPHCM: Chú trọng diệt lăng quăng, mở các đợt vệ sinh môi trường
-
Quảng Ngãi: Trung tâm Y tế huyện Tư Nghĩa không chấp hành quy định trong mua sắm thiết bị, vật tư y tế
-
Ngày 6-7, có thêm 913 ca mắc Covid-19
-
TPHCM dự kiến tăng gần 22.000 học sinh trong năm học tới
-
Vaccine có hiệu quả chống lại biến thể phụ của Omicron
-
92.000 ca mắc và 36 người tử vong do sốt xuất huyết
-
Ngày 5-7, dịch Covid-19 vọt lên gần 1.000 ca mắc, thêm 1 ca tử vong