Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 vận hành toàn bộ hoạt động khám chữa bệnh

Ngày 2-2, TS-BS Phạm Xuân Dũng, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM, cho biết, cơ sở 2 của bệnh viện tại TP Thủ Đức đã chính thức vận hành toàn bộ hoạt động khám chữa bệnh, giúp bệnh nhân có chỗ chờ khám, chữa bệnh thông thoáng; khu nội trú không còn cảnh 2 - 3 bệnh nhân/giường.
Khu phòng mổ với 16 phòng mổ hiện đại, 50 giường hồi sức của BV Ung bướu cơ sở 2
Khu phòng mổ với 16 phòng mổ hiện đại, 50 giường hồi sức của BV Ung bướu cơ sở 2

Cơ sở 2 Bệnh viện Ung bướu TPHCM khởi công ngày 26-6-2016. Sau 4 năm xây dựng, ngày 12-10-2020, bệnh viện đưa Khu Khám bệnh đi vào hoạt động nhằm giải đáp tình trạng quá tải nặng nề tại cơ sở 1 - quận Bình Thạnh.

Tháng 6-2021, Khu hóa trị trong ngày tiếp tục đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, đến giữa tháng 7-2021, dịch Covid-19 tại TPHCM diễn biến phức tạp, trong bối cảnh đó, thành phố chuyển đổi cơ sở 2 của Bệnh viện Ung bướu TPHCM thành Trung tâm Hồi sức Covid-19 của thành phố.

Đến ngày 27-1, toàn bộ cơ sở 2 Bệnh viện Ung bướu chính thức đi vào hoạt động với 16 phòng mổ hiện đại. Ngày 30-1 đã có 2.315 người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở 2.

“Bệnh viện Ung bướu cơ sở 1 vẫn tiếp tục điều trị hóa trị, xạ trị ban ngày cho những bệnh nhân theo liệu trình, hoặc những bệnh nhân nội thành. Khu phòng mổ tại số 47 đường Nguyễn Huy Lượng phục vụ mổ cấp cứu đối với những bệnh nhân đến cấp cứu và những bệnh nhân nội thành có nhu cầu”, TS-BS Phạm Xuân Dũng thông tin.

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Bệnh viện hết thuốc, vật tư y tế... vẫn chờ đấu thầu

Bệnh viện hết thuốc, vật tư y tế... vẫn chờ đấu thầu

Hiện nay, lượng bệnh nhân tăng cao, tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế… xảy ra ở bệnh viện tuyến trên. Các tình huống này lại không thuộc tình huống cấp cứu, chỉ là tình huống cấp bách. Vì vậy, cần được pháp luật cho phép chỉ định thầu rút gọn để đáp ứng kịp thời, nhanh chóng mua sắm thuốc, vật tư y tế... cứu chữa người bệnh.

Sức khỏe cộng đồng

Chăm sóc sức khỏe chuẩn quốc tế

Theo tổ chức WHO, hiểu biết về tự chăm sóc sức khỏe (Self-care Literacy) chính là phương án tối ưu được sử dụng thay cho việc chỉ phụ thuộc vào hệ thống và cơ sở y tế hiện tại. Trong báo cáo về Giá trị xã hội - kinh tế của hiểu biết về chăm sóc sức khoẻ toàn cầu (Global Social and Economic Values of Self-care 2022) của tổ chức Global Self-care Federation, Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất về tự chăm sóc sức khỏe.