Theo Bộ Y tế, bệnh Melioidosis (Whitmore) do trực khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei tồn tại trong môi trường tự nhiên gây ra. Con người có thể mắc bệnh Whitmore do hít phải hạt nước hoặc bụi có nhiễm vi khuẩn, uống nguồn nước nhiễm khuẩn hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với đất và nước bề mặt bị nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei. Bệnh khó lây truyền từ người sang người. Đây là bệnh ít gặp, không gây thành dịch, nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở những người mắc bệnh mãn tính.
Để chủ động phòng bệnh Whitmore, người dân cần hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng; sử dụng giày dép và găng tay đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao; khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết phỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Đồng Tháp họp khẩn về trường hợp mắc SARS-CoV-2 nhập cảnh trái phép từ Campuchia
-
Một cô gái nhập cảnh trái phép và 4 người ở Hải Dương mắc Covid-19
-
Hà Nội chưa chốt thời điểm học sinh đến trường trở lại
-
Trong năm 2021: Mua và sử dụng khoảng 150 triệu liều vaccine phòng Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên
-
Công an TPHCM thăm, chúc mừng các đơn vị y tế
-
Đồng chí Nguyễn Thành Phong thăm, chúc mừng gia đình Giáo sư Nguyễn Thiện Thành
-
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ thăm, chúc mừng GS-TS-BS Đặng Vạn Phước
-
Hà Nội bắt đầu tiêm thử nghiệm giai đoạn 2 vaccine Nano Covax
-
Bắt đầu tiêm thử nghiệm vaccine Covid-19 “made in Vietnam” giai đoạn 2 tại Long An
-
Đề xuất Bộ Y tế phê duyệt thêm 2 vaccine Covid-19 của Mỹ và Nga