Người nhà chở ông T. đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh trong tình trạng tỉnh táo, chỉ hơi khó thở, trong khi con rắn dài 2,5m cuốn vào phần tay và cổ.
Tại bệnh viện, sau khi lấy con rắn ra khỏi tay bệnh nhân, các bác sĩ rửa vết thương, băng ép cố định chân, truyền giảm đau và kháng sinh cần thiết. Tuy nhiên sau 30 phút, ông T. có các biểu hiện gồng người tím tái, khó thở… nên các bác sĩ đặt nội khí quản, cho thở máy và làm thủ tục chuyển viện xuống Bệnh viện Chợ Rẫy để tiếp tục điều trị.
Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang, khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh vện Chợ Rẫy, xác định bệnh nhân có biến chứng nhiễm độc thần kinh nặng do rắn hổ chúa cắn nên các bác sĩ nhanh chóng chuyển lên khoa bệnh nhiệt đới điều trị. Bệnh nhân được cho sử dụng 10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu. Sau khi sử dụng, bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu phản ứng, cử động được tay chân và mở được mắt. Hiện bệnh nhân vẫn còn phải thở máy.
Các tin, bài viết khác
-
Ngày 18-8, dịch Covid-19 tăng thêm 3.295 ca và 208 bệnh nhân nặng
-
Thu nhập nhân viên y tế thấp, thiết bị “đắp chiếu”, bệnh viện xin dừng tự chủ
-
Xác minh tài sản, thu nhập của nhiều người đứng đầu đơn vị y tế trong quý III và IV-2022
-
Để y bác sĩ gắn bó với nghề
-
Thêm 28.000 ống thuốc Protamin sulfat được nhập về Việt Nam
-
Đà Nẵng bác bỏ thông tin học sinh buộc phải tiêm vaccine Covid-19 để được nhập học
-
Ngày 17-8, bệnh nhân Covid-19 nặng vọt lên 226 ca và 3 ca tử vong
-
Việt Nam phát hiện thêm biến thể phụ mới của Omicron nhưng không phải là BA.2.75
-
Kỷ luật lãnh đạo Bệnh viện quận Bình Tân và Bệnh viện TP Thủ Đức liên quan Công ty Việt Á
-
Những điều cần biết về biến thể BA.2.75 của Omicron