Tuy nhiên, theo KTS Vũ Quang Hùng, phải xác định Đà Nẵng là hạt nhân của chuỗi đô thị miền Trung, là một trung tâm về du lịch, dịch vụ, công nghệ cao và kinh tế biển của Việt Nam để gắn liền việc phát triển đô thị và phát triển KT-XH.
"Là doanh nghiệp được TP Đà Nẵng lựa chọn làm tư vấn đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cùng với “đề bài” do Đà Nẵng đặt ra, liên danh Sakae Holdings - Subanna Jurong (Singapore) đã tư vấn hướng phát triển bền vững, phù hợp với xu thế quốc tế và tiềm năng vốn có của Đà Nẵng", bà Võ Thị Tuấn Anh, Giám đốc liên doanh Sakae Holdings - Subanna Jurong (Singapore) cho biết. Quy hoạch chung là kim chỉ nam để Đà Nẵng phát triển một cách bài bản, khoa học và lâu dài, nhất là tạo nên một môi trường công khai, minh bạch và đầy đủ thông tin mà các nhà đầu tư dễ tiếp cận một cách tổng thể. Trước khi vào Đà Nẵng, các nhà đầu tư chỉ cần nhìn vào quy hoạch chung sẽ nắm được đầy đủ từ quy hoạch của từng khu trong tương lai, cơ chế chính sách ở đây là gì. Nó vừa tiết kiệm thời gian cho cả chính quyền và nhà đầu tư vừa tạo được tính khách quan, minh bạch. Khi có quy hoạch chung rồi, chỉ cần một cú click chuột thì nhà đầu tư sẽ nắm đầy đủ thông tin để sớm đưa ra quyết định có đầu tư hay không? Đầu tư vào lĩnh vực gì? Khi làm quy hoạch chung, chúng tôi kết nối TP Đà Nẵng và với hệ thống Smart City của ASEAN với mong muốn đưa Đà Nẵng tham gia vào “thành phố thông minh” của khối ASEAN. Mỗi tỉnh, thành trong vùng kinh tế có những tiềm năng, thế mạnh khác nhau. Chúng tôi chọn Đà Nẵng làm quy hoạch chung đầu tiên, sau đó kết nối với các tỉnh thành để quy hoạch thành một chuỗi liên kết mang tính hệ thống, để mỗi tỉnh phát huy cao nhất tiềm năng, thế mạnh của mình, tạo thành một vùng kinh tế miền Trung phát triển mạnh và bền vững. Khi có bức tranh tổng thể, mỗi địa phương phát huy thế mạnh riêng có và liên kết với các địa phương khác để thu hút đầu tư, hỗ trợ để cùng nhau phát triển. |
3. Để trở thành thành phố động lực miền Trung, Đà Nẵng bắt đầu từ công tác điều chỉnh quy hoạch chung. Trước tiên, Đà Nẵng đã nhìn ra khu vực, học tập các thành phố đã phát triển khác để làm bài học trong phát triển và Singapore là một trong những hình mẫu có nhiều tương đồng mà Đà Nẵng muốn hướng đến.
Trong chuyến công tác ở Singapore, lãnh đạo Đà Nẵng đã làm việc trực tiếp để “ra đề bài” điều chỉnh quy hoạch chung với ông Douglas Foo – Chủ tịch tập đoàn Sakae Holdings theo hướng mô hình ba vùng đô thị là ven mặt nước, lõi xanh, sườn đồi và một vùng sinh thái cho Đà Nẵng.
Đặc biệt, vùng “lõi xanh” tại khu vực trung tâm TP Đà Nẵng nhằm bảo vệ, phục hồi rừng, hệ động thực vật và phát triển thành một không gian xanh phục vụ cộng đồng. Mô hình đô thị cũng được điều chỉnh từ mô hình đô thị đơn năng, đơn cực trở thành đô thị nén, sử dụng đất đa năng, đất hỗn hợp, đất đơn vị ở kết hợp thương mại dịch vụ, phát triển đa cực, đa trung tâm.
Đề xuất mô hình “đô thị thu nhỏ” để quy hoạch hạ tầng, tiện ích đô thị tương ứng. Đồ án cũng định hướng đô thị nén các khu đô thị cũ thành các khu cao tầng và tập trung đầu tư hạ tầng tương ứng, xây dựng các khu đô thị mới cao tầng kiểu mẫu để hạn chế phát triển dàn trải…
Tại chương trình, ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng đã công bố các Nghị định, Quyết định của Chính phủ về phát triển thành phố Đà Nẵng gồm Nghị định triển khai Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19-6-2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị của thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15-3-2021 phê duyệt Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố; Quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu; Chủ trương cho phép nghiên cứu, lập Đề án Xây dựng TP Đà Nẵng trở thành Trung tâm tài chính quy mô khu vực; Thông tin một số chủ trương về giá đất trên địa bàn TP Đà Nẵng. Để tạo điều kiện cho TP Đà Nẵng phát triển, theo ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, Bộ Chính trị, Chính phủ, Quốc hội, các Bộ ngành đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách có tính chất nền tảng, tạo động lực mạnh mẽ cho TP Đà Nẵng như Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị về phát triển TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045; Nghị quyết 119 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị của TP Đà Nẵng; Quyết định 359 phê duyệt Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng; Quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu;…. Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng phát biểu Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế của TP Đà Nẵng có sự đóng góp quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Bởi vậy, TP Đà Nẵng sẽ tiếp tục nghiên cứu các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh như công khai, minh bạch về tài nguyên đất đai, cải cách thủ tục hành chính với tinh thần đúng pháp luật nhưng nhanh gọn, thuận lợi nhất; sẽ sát cánh cùng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với quan điểm: sự thành công của doanh nghiệp, của các nhà đầu tư là sự thành công của TP Đà Nẵng. Vui mừng đón nhận các cơ chế, chính sách của trung ương đối với TP Đà Nẵng, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhìn nhận, thành phố cũng cần thấy rõ trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện hiệu quả các quyết sách này trong thực tế có những biện pháp, cách làm cụ thể, chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật, có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, có sự vào cuộc một cách đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Đồng thời, cần chủ động lường trước các khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai thực hiện để có biện pháp giải quyết kịp thời. Ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng phát biểu tại chương trình Đặc biệt, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng khẳng định vị trí quan trọng và sức mạnh đồng lòng của người dân Đà Nẵng trong sự phát triển của thành phố. Để thực hiện thành công những Nghị định, Quyết định trên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị TP Đà Nẵng cần tiếp tục tập trung tái cấu trúc nền kinh tế gắn với tiềm năng, lợi thế của Đà Nẵng và toàn vùng, gắn với nhu cầu thị trường trong nước, khu vực và quốc tế; đồng thời gắn với đảm bảo ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai. Trên cơ sở tái cấu trúc, phải tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch ngành, lĩnh vực. Đồng thời, đẩy nhanh việc lập Quy hoạch TP Đà Nẵng giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050, trong đó lấy Quy hoạch Đà Nẵng có vai trò trung tâm trong Đồ án Quy hoạch TP Đà Nẵng. Bên cạnh đó, Đà Nẵng cần tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông, xác định đây là khâu đột phá trong phát triển Đà Nẵng thời gian tới. Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát, phát triển kinh tế - xã hội, trong đó tập trung kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch, và có kế hoạch; cần tập trung nguồn lực để chỉnh trang đô thị. Đặc biệt, TP Đà Nẵng cần quan tâm phát triển nhà ở cho người dân, nhất là nhà ở xã hội cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thu nhập thấp, nhà ở công nhân tại các nhà máy, xí nghiệp. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại buổi lễ Ngoài ra, đẩy mạnh cải cách hành chính. Chủ động tháo gỡ khó khăn, tạo những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; chú trọng phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chăm lo đời sống cho người dân. Ngoài ra, tăng cường tiềm lực quốc phòng, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Riêng đối với Dự án đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Đà Nẵng khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan,… sớm hoàn thành các thủ tục đầu tư đảm bảo các quy định của pháp luật, đảm bảo tiến độ, chất lượng của dự án. Đối với Đề án xây dựng TP Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính khu vực, Đà Nẵng khẩn trương tổ chức nghiên cứu, tranh thủ các kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng trung tâm tài chính quy mô khu vực, cũng như tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, cơ quan liên quan để lập đề án theo quy định, bảo đảm khả thi, hiệu quả. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành theo nhiệm vụ chức năng của mình tạo điều kiện thuận lợi nhất cho TP Đà Nẵng tiếp tục bứt phá, trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á, với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ… |