Đám mây phóng xạ nồng độ ngày càng thấp

(SGGP).- Tối 28-3, tổ công tác xử lý thông tin sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I (Nhật Bản) của Bộ KH-CN cho biết, đến ngày 28-3, đám mây chứa bụi phóng xạ thoát ra từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I ngày càng lan rộng nhưng nồng độ ngày càng thấp đi.

(SGGP).- Tối 28-3, tổ công tác xử lý thông tin sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I (Nhật Bản) của Bộ KH-CN cho biết, đến ngày 28-3, đám mây chứa bụi phóng xạ thoát ra từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I ngày càng lan rộng nhưng nồng độ ngày càng thấp đi.

Số liệu và hình ảnh mô phỏng của Trung tâm dữ liệu quốc gia của Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBTO) cho thấy, trong ngày 28 và 29-3, đám mây nói trên có xu hướng tiến sát đến Indonesia và Malaysia. Trên vùng biển Đại Tây Dương, đám mây phóng xạ đã lan rộng về phía Tây giáp châu Âu. Trên biển Thái Bình Dương, đám mây ngày càng lan rộng xuống phía Nam và đi sâu vào lục địa châu Mỹ cũng như hướng lên cực Bắc bán cầu.

Tại Việt Nam, theo CTBTO, trong 2 ngày 28 và 29-3, đám mây nói trên vẫn chưa vào lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên một phần đám mây có xu hướng lan rộng và có vẻ như tiến sát vào Việt Nam. Đến hết ngày 29, một vài cụm nhỏ đám mây có thể nằm rải rác trên khu vực đảo Hải Nam (gần sát khu vực vịnh Bắc bộ), gần mũi Cà Mau và đảo Phú Quốc.

CTBTO cho rằng, những đám mây nói trên có vào lãnh thổ Việt Nam trong vài ngày tới hay không còn tùy thuộc vào tình hình thời tiết, khí tượng của toàn vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên, nếu những đám mây đó có vào vùng lãnh thổ Việt Nam thì rất khó phát hiện được sự ảnh hưởng của chúng đối với phông bức xạ hiện nay. Bởi nồng độ phóng xạ trong các đám mây này rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Trong ngày hôm qua, Trạm quan trắc của Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) ở Hà Nội đã phát hiện đồng vị phóng xạ I-131 trong không khí, nhưng hàm lượng rất nhỏ, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

T.Lưu

Tin cùng chuyên mục