Doanh nghiệp nước ngoài muốn khai thác thị trường logistics Việt Nam

Ngành logistics Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân từ 14% - 16%/năm, quy mô 40 - 42 tỷ USD/năm. Số lượng các doanh nghiệp và chất lượng kinh doanh dịch vụ logistics ngày càng tăng.

Tại triển lãm quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ nhất – VILOG 2023 diễn ra ngày 10-8 tại quận 7, TPHCM, ông Mike Bhaskaran, Giám đốc điều hành Tập đoàn Công nghệ Kỹ thuật số DP world cho rằng, tiềm năng phát triển ngành logistics Việt Nam rất lớn. Bởi Việt Nam đã và đang là quốc gia nằm trong tốp 10 nước xuất khẩu lớn trên toàn cầu, đặc biệt là tại thị trường Hoa Kỳ và Châu Âu. Tuy nhiên, để có thể hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực xuất nhập khẩu và phát triển, Việt Nam cần tăng cường khả năng hiển thị và tính minh bạch thông qua thúc đẩy phát triển các giải pháp công nghệ Internet vạn vật, hệ thống theo dõi GPS,...

Về phía các doanh nghiệp phải nỗ lực chuyển đổi công nghệ quản lý để tăng cường tự động hoá khâu quản trị, rút ngắn thời gian giao nhận hàng, gia tăng nội lực cung ứng. Đây là giải pháp hiệu quả để giảm chi phí logistics, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Nhiều doanh nghiệp logistics nước ngoài đang tìm hiểu cơ hội mở rộng thị trường tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp logistics nước ngoài đang tìm hiểu cơ hội mở rộng thị trường tại Việt Nam

Triển lãm có 250 doanh nghiệp đến từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia trưng bày trên 1.300 gian hàng và dự kiến thu hút trên 20.000 lượt khách đến tham quan giao dịch. Các doanh nghiệp tập trung giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ và công nghệ tiên tiến nhất của ngành logistics như vận tải, giao nhận, kho bãi, chuỗi lạnh, thiết bị, công nghệ đóng gói…

Ngành logistics Việt Nam có tốc độ bình quân từ 14% - 16%/năm, quy mô 40 - 42 tỷ USD/năm. Số lượng các doanh nghiệp và chất lượng kinh doanh dịch vụ logistics ngày càng tăng. Ngành logistics Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc đưa kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 732 tỷ USD vào năm 2022 và sẽ tăng trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục