Theo số liệu thống kê, hơn 3.400 cơ sở chăn nuôi bị thiệt hại do bệnh dịch tả heo châu Phi (trên 73% so với tổng thiệt hại) đã được các địa phương hỗ trợ kinh phí. Một số địa phương có tỷ lệ giải ngân hỗ trợ cao như: Biên Hòa là 100%; Trảng Bom là 94%; Cẩm Mỹ gần 88%; Nhơn Trạch trên 81%. Một số địa phương có tỷ lệ giải ngân còn thấp như: Long Thành gần 37%; TP Long Khánh gần 50%; Xuân Lộc trên 53%.
Thời gian tới, tỉnh Đồng Nai sẽ tập trung rà soát, xác định những cơ sở chăn nuôi không thuộc khu dân cư, vùng không bị dịch, những vùng bị dịch nhưng đã qua 30 ngày không tái phát dịch, đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, đăng ký với chính quyền địa phương và được chấp thuận thì có thể tái đàn. Đồng thời, tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp chăn nuôi có điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật tốt, kiểm soát và thực hiện tốt chăn nuôi an toàn sinh học phát triển đàn, tái đàn heo. Đây là những biện pháp mà Đồng Nai bù đắp nguồn thịt heo thiếu hụt do ảnh hưởng của bệnh dịch tả heo châu Phi và tránh tình trạng tái phát dịch, gây thiệt hại về kinh tế.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ thăm, chúc mừng GS-TS-BS Đặng Vạn Phước
-
Nạn karaoke “tra tấn“: Chủ tịch phường, xã kiến nghị TPHCM sử dụng phần mềm đo độ ồn để xử lý
-
Đưa vào khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Hệ thống sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân
-
Đề xuất quy hoạch cảng hàng không Bình Phước
-
Hạ tầng cửa ngõ phía Tây chờ nâng cấp, mở rộng
-
Miền Nam chỉ số tia cực tím rất cao, miền Bắc sắp rét
-
Chi trả gộp lương hưu tháng 3 và tháng 4
-
Thực hành các nghi lễ tôn giáo trực tuyến: Vẫn giữ được thông điệp của Phật giáo
-
Phát huy sáng kiến tuyên truyền bầu cử trong điều kiện dịch Covid-19
-
Tránh tạo thêm “luật làng”