Đừng để trẻ bị biến chứng nặng do sốt xuất huyết

Theo BS Trần Thị Việt – Trưởng khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 2 thì những trẻ bị mắc SXH dưới 12 tháng tuổi sẽ khó chẩn đoán hơn. Vì cơ địa trẻ chưa định hình được như người lớn. Khi bị mắc SXH, trẻ thường không sốt đơn thuần mà kèm theo những triệu chứng khác như: ho sốt, chảy mũi, nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy… rất dễ nhầm lẫn với những bệnh khác.

Cũng theo BS Việt, có những trường hợp trẻ bị SXH mà không hề có triệu chứng của xuất huyết. Nếu ở tình trạng này thì trẻ thường bị SXH nặng hơn những trẻ bị SXH có những chấm xuất huyết nổi dưới da.

Bác sĩ Việt lưu ý các bậc phụ huynh tự chẩn đoán bệnh cho con hoặc mượn hóa đơn của trẻ khác cũng bị SXH rồi tự đi mua thuốc ở các tiệm thuốc là không nên. Vì mỗi trẻ có chiều cao, cân nặng, cơ địa, thể trạng bệnh… khác nhau.

Nam Ô

Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối iốt còn thấp

Theo BS Lê Thị Kim Quí – Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM cho biết: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối Iốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh của TPHCM hiện còn rất thấp. Theo đó, hiện tỷ lệ độ phủ muối iốt đạt tiêu chuẩn phòng bệnh của thành phố trong năm 2006 mới đạt 60,8%.

Theo BS Quí: Hiện độ phủ muối iốt cao chủ yếu tập trung ở mạng lưới các trường học, hầu hết các trường cấp I đều có sử dụng muối iốt trong bữa ăn, trong khi đó, người dân ăn uống tự do bên ngoài nhưng chưa có biện pháp chế tài để buộc các dịch vụ cung cấp thức ăn, các bếp tập thể sử dụng muối iốt.

Mặt khác, bên cạnh muối ăn hiện đa số các hộ gia đình đều sử dụng các gia vị mặn khác như bột nêm, nước mắm thay cho muối … những sản phẩm này chưa được bổ sung iốt. Một trong những kiến nghị của TPHCM để thực hiện các mục tiêu của chiến lược dinh dưỡng quốc gia hiệu quả hơn là Bộ Y tế nên khuyến khích việc bổ sung iốt vào các gia vị mặn khác ngoài muối, kèm theo phương pháp thực hiện và cách kiểm tra.

L.K.L

Tin cùng chuyên mục